1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Siêu khuẩn kháng thuốc: Nên lo lắng ở mức độ nào?

(Dân trí) - Không chỉ có NDM-1, các nhà vi sinh học Anh khẳng định có ít nhất 5 loại siêu khuẩn kháng kháng sinh và chưa có 1 loại kháng sinh mới nào có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên, chúng có thực sự trở thành đại dịch hay thảm họa của loại người?

 

Siêu khuẩn kháng thuốc: Nên lo lắng ở mức độ nào? - 1


 

Dưới đây là tư vấn của các chuyên gia hàng đầu nước Anh:

 

Siêu khuẩn kháng thuốc là gì?

 

Đây là những vi khuẩn mà có thể kháng các loại kháng sinh.

 

Nổi tiếng nhất có lẽ là MRSA (khuẩn Staphylôcccus aureus kháng thuốc họ methicillin). Vậy sức kháng cự của chúng như thế nào?

 

Vi khuẩn có thể thích ứng cũng như biến đổi. Điều gì xảy ra khi chúng tiếp xúc với kháng sinh mà chỉ có 1 số vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt, một số kháng thì chống chọi được và sống sót. Những vi khuẩn “gan lì” này sẽ nhân lên, truyền gen kháng thuốc kháng sinh cho thế kệ kế tiếp.

 

Những siêu vi gây chết người bằng bằng cách xâm nhập vào dòng máu hay các chất dịch trong não và cột sống. Ở đây, chúng tiết chất độc khiêu khích hệ miễng dịch, dẫn tới sự viêm nhiễm trên diện rộng mà có thể khiến các cơ quan nội tạng tê liệt và chấm dứt sự sống.

 

Siêu vi mới đáng lo ngại?

 

Trên thực tế, có một số siêu vi đe dọa loài người mà các nhà vi sinh học có thể điểm mặt chỉ tên ở đây:

 

Klebsiella: Khuẩn này gây viêm phổi và có thể gây tử vong trong vòng 72 tiếng. Nó thường thấy ở các vết thương và vết bỏng bị nhiễm trùng và có thể dẫn tới viêm phổi hay viêm đường tiết niệu.

 

Nỗi lo lắng thực sự là nếu Klebsiella trở thành 1 siêu vi - điều này xảy ra khi nó tiết ra các enzym  được gọi là beta-lactamas phổ quang mà sẽ hủy diệt kháng sinh. Mặc dù chỉ có 11% trường hợp nhiễm Klebsiella kháng thuốc nhưng cho đến nay các kháng sinh mạnh như kháng sinh họ carbapenem vẫn tiêu diệt được chúng.

 

Vấn đề là nếu enzym NDM-1 xâm nhập vào vi khuẩn Klebsiella thì viêm phổi do khuẩn này sẽ không có phương thức điều trị.

 

Pseudomonas: Khuẩn này có thể tìm thấy trong đất và có thể tấn công và tiêu diệt những người có hệ miễn dịch dễ thỏa hiệp. 80% những bệnh nhân bỏng, tiểu đường và u xơ đã từng bị nhiễm khuẩn này ở phổi và đây là nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm.

 

Sự ảnh hưởng của pseudomonas tăng khoảng 26% trong giai đoạn 2004-2008 (khoảng 4.000 trường hợp) tại Anh. Đây là một trong những viêm nhiễm đòi hỏi sự chăm sóc y tế phổ biến nhất và có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

 

E.Coli: Đây cũng là 1 vi khuẩn đường ruột cứng đầu và gây ra chứng viêm đường tiết niệu. Siêu khuẩn này sản xuất ra enzym có khả năng phá hủy kháng sinh.

 

Theo những nghiên cứu mới nhất, hiện khuẩn E.Coli có thể kháng thuốc nhờ mang enzym NDM-1.

 

MRSA: Các chuyên gia cũng sợ rằng một “siêu MRSA” mới có thể biến đổi, 1 sự kết hợp giữa phiên bản phát triển tại các bệnh viện với phiên bản khác ở ngoài bệnh viện, được gọi là “MRSA cộng động”.

 

MRSA cộng đồng gây ra viêm phổi bằng cách “ăn dần” các tế bào phổi.

 

“Sự kết hợp này chắc chắn sẽ rất đáng sợ bởi vì MRSA cộng đồng có thể tăng dần khả năng kháng sinh”, GS Mark Enright, ĐH thành viên Ỉmperial và là chuyên gia về MRSA tại Anh, cho biết.

 

Bệnh lậu: Căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng đã xuất hiện những chủng kháng thuốc. Số trường hợp mắc lậu kháng thuốc ciprofloxacin đã tăng 2% trong năm 2002 và lên 30% trong năm nay (2010) tại Anh.

 

Có nên giảm bớt các kháng sinh thông thường?

 

Kể từ khi ra đời, kháng sinh được coi là 1 thành tựu đặc biệt quan trọng trong việc giảm số người tử vong do nhiễm khuẩn nhưng cái giá phải trả là tình trạng kháng thuốc.

 

Một báo cáo gần đây của Hội đồng cố vấn khoa học, Học viện Châu Âu, chỉ ra nếu kháng sinh thế hệ hiện tại tiếp tục được sử dụng thì tỉ lệ tử vong do điều trị không hiệu quả sẽ tăng lên. Vì vậy cần phải cắt giảm các loại kháng sinh thông thường hiện nay để giảm tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh xuống.

 

Điều quan trọng là phải uống đủ liều vì chỉ như thế vi khuẩn mới bị tiêu diệt hoàn toàn, không thể lẩn trốn sâu trong các tế bào để tiếp tục sinh sản.

 

BS Livermore kêu gọi sử dụng kháng sinh “thông minh” để chặn các siêu khuẩn kháng thuốc bằng cách hạn chế kê kháng sinh trong điều trị nhiều loại bệnh.

 

Không thể phát triển kháng sinh thế hệ mới?

 

Nghiên cứu cho thấy điều trị bằng kháng sinh mới là rất quan trọng nhưng GS Enright nói rằng các công ty dược phẩm lớn đã không đầu tư cho những nghiên cứu này.

 

“Hầu hết các hãng dược đều ít quan tâm tới việc phát triển kháng sinh thế hệ mới vì chúng không mang lại lợi nhuận như các loại thuốc khác.

 

“Kháng sinh chỉ được uống trong 1 số ngày, không như các loại thuốc trị huyết áp cao, đau nhức hay cholesterol mà thường phải uống kéo dài, tạo lợi nhuận lâu bền cho các công ty dược”, GS Enright lý giải.

 

“Tôi không tin rằng chúng ta đang ở thế bị động đối với các siêu khuẩn kháng thuốc. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng ta không thể trị được MRSA và không có các loại thuốc mới nào đã được phát triển để “xử lý” nó cũng như các loại vi khuẩn khác.

 

Trên thực tế, phát ngôn viên của Hiệp hội Dược phẩm Anh cho rằng: “Vẫn có những loại thuốc hiệu quả nhưng vấn đề là không đủ để cho tất cả các bệnh nhân điều trị bởi việc đầu tư cho nó rất tốn kém trong khi khó thu hồi vốn do thị trường tiêu thụ quá nhỏ”.

 

Nhìn nhận thế nào cho đúng?

 

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng đây chưa phải là 1 đại dịch vì số lượng trường hợp nhiễm khuẩn rất nhỏ. Tuy nhiên, những viễn cảnh về các trường hợp không thể điều trị bằng kháng sinh đang ngày càng trở thành hiện thực.

 

“Những siêu khuẩn kháng thuốc không còn là sự hư cấu nữa. Nó đang gia tăng để chứng tỏ sự hiện hữu của mình”, GS Enright cảnh báo, “Bạn có thể bị ốm hoặc không may nhiễm siêu vi kháng thuốc nhưng nếu chúng trở nên phổ biến, chúng ta sẽ đối mặt với 1 vấn đề rất lớn. Và cách tốt nhất là phải đầu tư phát triển các phương thức điều trị mới.

 

Nhân Hà

Theo DM & AP

Dòng sự kiện: Tình trạng kháng thuốc