Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nâng ngực sử dụng dao đốt điện có thể gây phỏng mô, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Một số trường hợp, dao đốt điện không kiểm soát nhiệt lượng, khi đốt nhiều dẫn đến việc khách hàng có thể đau sau mổ, sẹo lâu lành và không đẹp.

Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo - 1

Chị em cần chọn cơ sở uy tín nếu muốn nâng ngực (Ảnh: ThS.BS. Hồ Cao Vũ).

Vết mổ sau nâng ngực sẽ trải qua ba giai đoạn lành thương

Sau khi đóng vết thương, giai đoạn lành thương, tạo sẹo sẽ diễn ra như sau:

Giai đoạn sưng: giai đoạn đầu tiên của quá trình lành vết thương, thường được gọi là giai đoạn viêm, kéo dài từ 3 đến 6 ngày đầu tiên sau mổ. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 6 ngày sau khi phẫu thuật nâng ngực, việc bạn thấy đỏ nhẹ, sưng là điều bình thường. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy ấm và bị đau xung quanh vết thương.

Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo - 2
Vết mổ sau nâng ngực sẽ trải qua ba giai đoạn lành thương (Ảnh: ThS.BS. Hồ Cao Vũ).

Giai đoạn tăng sinh: quá trình lành vết thương này kéo dài khoảng 4 đến 24 ngày sau khi phẫu thuật nâng ngực. Sẹo bắt đầu hình thành trên vết cắt. Tăng sinh là các tế bào đang nhân lên và lan rộng. Cơ thể sẽ sử dụng những tế bào này để chữa lành vết thương.

Việc phát hiện một số vết sưng đỏ mới bên trong vết thương đang co lại cũng là điều bình thường. Bạn có thể cảm thấy đau nhói ở vùng vết thương. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang lấy lại cảm giác trong dây thần kinh.

Giai đoạn 3 tái cấu trúc: giai đoạn này mỗi người có thời gian tái cấu trúc khác nhau, giai đoạn ổn định kéo dài hơn 1 năm đến 2 năm. Bạn sẽ thấy một số thay đổi ở vết sẹo như mỏng hơn, phẳng hơn và màu sẹo giống với màu da của bạn.

Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo - 3

Sử dụng dao đốt điện gây phỏng mô là một trong những yếu tố gây nên sẹo (Ảnh: ThS.BS. Hồ Cao Vũ).

Trong phẫu thuật nâng ngực ngoại trừ yếu tố do cơ địa, thì nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu đến từ kỹ thuật của bác sĩ và quá trình chăm sóc của khách hàng.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực

Tổn thương và chảy máu trong phẫu thuật: bác sĩ phẫu thuật nâng ngực không cẩn thận trong lúc phẫu thuật, thao tác mạnh làm tổn thương mô, tuyến vú. Duy trì cầm máu trong phẫu thuật rất quan trọng, tuy nhiên nếu không làm tốt việc này có thể gây hình thành khối máu tụ, huyết thanh. Hai yếu tố này đều có thể cản trở quá trình lành vết thương, cuối cùng gây ra xơ hóa dưới da, biến dạng sẹo lâu dài.

Sử dụng dao đốt điện gây phỏng mô, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, một số trường hợp, dao đốt điện không kiểm soát được nhiệt lượng, khi đốt nhiều dẫn đến việc khách hàng có thể đau đớn sau mổ, sẹo lâu lành, không đẹp…

Đây là những yếu tố làm chậm quá trình lành thương, dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực. Theo ThS.BS. Hồ Cao Vũ hiện công tác tại khoa Ngoại bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu trong phẫu thuật nâng ngực loại bỏ dao đốt điện, sử dụng dao siêu âm Harmonic hoặc InnoLcon cầm máu tốt, hạn chế làm tổn thương mô, ca mổ sạch sẽ giúp quá trình lành thương diễn tiến tự nhiên và nhanh chóng, vết mổ khô ráo, sẹo thẩm mỹ hơn. Sau phẫu thuật nâng ngực không cần dùng thêm thuốc bôi sẹo, thuốc giảm đau hay kháng sinh.

Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo - 4
Sẹo xấu cũng bị ảnh hưởng do sự chăm sóc của khách hàng (Ảnh: ThS.BS. Hồ Cao Vũ).

Vết mổ bị nhiễm trùng sau nâng ngực gây sẹo xấu: vết thương bị nhiễm trùng làm chậm tốc độ lành vết thương. Nếu có các triệu chứng đau ngày càng tăng, sưng và đỏ, nặng hơn khi nhiễm trùng toàn thân có thể gây buồn nôn, ớn lạnh, sốt, hơi thở có mùi hôi….

Theo bác sĩ Vũ, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vết thương và mức độ nhiễm trùng. Bạn có thể đến gặp bác sĩ lập tức. Vết thương nhiễm trùng nặng sẽ có nguy cơ gây hoại tử ngay vết mổ, hình thành sẹo lồi, co rút, sẹo xấu ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ.

Vết mổ chịu lực căng: tất cả vết mổ đều có một nguyên tắc tạo sẹo giãn nếu chịu lực căng trong thời gian dài. Đặc biệt trong phẫu thuật nâng ngực khi đường mổ chịu lực của túi ngực, mô, tuyến. "Có trường hợp thường xuyên bị sẹo giãn sau nâng ngực", ThS.BS. Hồ Cao Vũ cho biết.

Nếu túi ngực quá to, mô và tuyến vú nhiều thì trọng lực dồn vào đường mổ rất lớn dễ dẫn đến sẹo giãn. Những khách hàng có cơ địa da trắng mỏng có thể khó thấy sẹo vết mổ, nhưng với cơ địa da dày và sạm màu, đường mổ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Nâng ngực và thu quầng vú cùng một lúc: với những phụ nữ sau sinh bé, sa trễ là tình trạng thường xảy ra, từ độ 1 đến độ 3 (một số ít trường hợp độ 4). Phương pháp thường được tư vấn là nâng ngực có đặt túi kết hợp với treo sa trễ cùng một lúc với vị trí đường mổ quầng vú, hoặc vạt T, I.

Đường mổ này là nơi chịu lực căng khi đặt túi ngực vào, qua thời gian dẫn đến sẹo giãn, sẹo lồi không thẩm mỹ, đặc biệt khi da quá căng do cắt da nhiều hoặc túi to.

ThS.BS. Hồ Cao Vũ khuyến nghị nên chọn một trong hai phương án treo sa trễ chờ ổn định sau 6 tháng hãy đặt túi ngực hoặc đặt túi ngực chờ ổn định sau 6 tháng hãy thu quầng vú, treo sa trễ. Khi đó vết mổ ổn định, ít và không còn chịu lực căng, sẹo thẩm mỹ hơn.

Nâng ngực và các yếu tố hình thành sẹo - 5
Vết mổ đều có nguyên tắc tạo sẹo giãn nếu chịu lực căng trong thời gian dài (Ảnh: ThS.BS. Hồ Cao Vũ).