1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Giã rượu bằng kinh nghiệm dân gian

Khi say rượu, có thể uống nước mía ép hoặc lấy khoai lang sống băm nhuyễn, trộn đường trắng cũng có hiệu quả.

Uống sữa bò: Sữa bò lẫn với cồn rượu, làm vón kết chất đạm, trì hoãn sự hấp thu cồn rượu trong dạ dày, và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 

Uống nước cơm: Trong nước cơm chứa nhiều đường và vitamin A, nhóm B, có tác dụng giải độc. Nếu thêm đường cát trắng lượng vừa phải, càng đạt hiệu quả.

 

Uống giấm chua: Giấm và cồn rượu hòa quyện lại sẽ giảm tác hại nơi cơ thể. Dùng giấm 50 ml, đường đen 25 g, gừng tươi 3 lát, cùng sắc nước uống.

 

Ăn vỏ bưởi: Vỏ bưởi tươi xắt vài lát rửa sạch, thêm một nước lượng vừa, sắc uống.

 

Uống nước mía: Mía rửa sạch, gọt vỏ, nhai nuốt hay cán lấy nước uống.

 

Ăn trái cây: Lê, cam, quít, bưởi, bom, chuối, dưa hấu, củ năn, dâu... dều có công hiệu làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp giải rượu.

 

Ăn củ cải: Củ cải trắng tươi 0,5 kg rửa sạch, gọt vỏ vắt lấy nước, uống thay trà, hay nước vắt củ cải trắng thêm đường cát trắng lượng vừa để uống. Mỗi lần 1 ly, uống liền vài lần, có tác dụng giải rượu và khử mùi rượu.

 

Ăn khoai lang: Khoai lang sống băm nhuyễn, thêm đường cát trắng, hiệu quả giải rượu rất tốt.

 

Uống nước đậu xanh: Đậu xanh 100 g, thêm nước lượng vừa sắc uống, hay dùng nước ấm rửa sạch đậu xanh, băm nhuyễn, thêm nước sôi rồi hãm uống.

 

 

Theo Tiếp thị Việt Nam