1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cả nước háo hức chờ đón phút giao thừa

(Dân trí) - Giây phút giao thừa đang đến gần, không khí tại trung tâm các thành phố, các tỉnh đang dần nóng lên với dòng người nô nức, hân hoan chào đón năm mới...

Hà Nội: Dòng người nườm nượp đổ về hồ Gươm
Mặc cho tiết trời buốt giá, những dòng người thủ đô đã bắt đầu kéo về khu vực quanh Hồ Gươm để cùng nhau chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng để cầu mong cho năm mới Quý Tỵ 2013 an khang thịnh vượng.
Những thời khắc cuối cùng của năm Nhâm Thìn 2012 đang dần qua trong tiết trời giá rét. Chính vì thế, hầu hết những con phố ngày cuối năm vốn đã tĩnh lặng hơn thường ngày nhiều thì nay càng trở nên trầm lắng. Thế nhưng, đến 20h tối trên các ngả đường đổ về quanh Hồ Gươm và tượng đài Lý Thái Tổ thì không khí lại hoàn toàn trái ngược. Từng dòng người ùn ùn kéo về Hồ Gươm để cùng nhau chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng, cùng lặng ngắm pháo hoa bừng sáng trên bầu trời thủ đô để ước nguyện cho một năm mới may mắn, hạnh phúc và an khang thịnh vượng.

Nhiều tuyến phố thủ đô tĩnh lặng trước thời khắc giao thừa.
Nhiều tuyến phố thủ đô tĩnh lặng trước thời khắc giao thừa.
 
Người người nườm nượp đổ về Hồ Gươm chờ đón thời khắc giao thừa.
Người người nườm nượp đổ về Hồ Gươm chờ đón thời khắc giao thừa. (Ảnh: Anh Thế)

Khu vực quanh tượng đài Lý Thái Tổ bắt đầu đông người chờ đợi màn bắn pháo hoa đón năm mới. Nhiều người còn mang sẵn cả giấy, báo đi để lót ngồi cho đỡ mỏi chân trong lúc đợi đến thời điểm bắn pháo hoa.

Hứng khởi và sôi động nhất là các bạn trẻ. Nhiều nhóm tụ tập lại để hát hò hay tíu tít trò chuyện. Trên khuôn mặt các nam thanh nữ tú đều ánh lên vẻ rạng ngời và sự căng tràn sức trẻ của tuổi thanh xuân. “Vui nhất là đêm giao thừa được đi xem pháo hoa cùng bạn bè, cả năm bận rộn chuyện học hành rồi đến tết mình mới được thoải mái nhất để xả hơi, thư giãn”, bạn Nguyễn Thành Long, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ lại lặng lẽ tay trong tay cùng người yêu vừa thì thầm nói chuyện vừa trao cho nhau những ánh nhìn trìu mến như đang muốn cùng nhau ngóng đợi thời khắc giao thừa để cầu mong về tương lai hạnh phúc.

Khu vực sân khấu cầu truyền hình bên Hồ Gươm là khu vực nhộn nhịp nhất.
 
Khu vực sân khấu cầu truyền hình bên Hồ Gươm là khu vực nhộn nhịp nhất.
Khu vực sân khấu cầu truyền hình bên Hồ Gươm là khu vực nhộn nhịp nhất. (Ảnh: Anh Thế)

Tại nhiều góc yên ắng, các cụ già thảnh thơi dạo quanh Hồ Gươm cùng con cháu ngắm pháo hoa đón giao thừa. Cụ Ngô Thị Nụ, một người dân ở Hàng Bông, chia sẻ: “Đã nhiều năm nay, đêm giao thừa nào tôi cũng cùng gia đình ra đây đón giao thừa và xem bắn pháo hoa. Không khí giao thừa gợi lại trong chúng tôi một nỗi hoài niệm về những ngày xa xưa. Dù có hơi đông đúc nhưng nhìn nét mặt mọi người vui sướng đón năm mới, tôi cũng thấy mình được trẻ lại.”

Dạo bước quanh Hồ Gươm chờ đón giao thừa, nhiều người nước ngoài cũng tỏ ra khá… bồn chồn. Anh Jodep Frank, du khách Pháp, cùng bạn gái vừa cầm trên tay que kem lạnh tỏ ra thích thú vừa chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi được hòa mình vào không khí đón năm mới tại thủ đô Hà Nội. Có một cảm giác thật đặc biệt như thể mình lạc vào một không gian văn hóa rất huyền hoặc, cổ tích. Nhưng điều tuyệt vời nhất là buổi tối ngày hôm nay dù rất đông đúc, chật chội nhưng trên môi ai cũng nở nụ cười, ai cũng có vẻ thân thiện và tràn đầy yêu thương.”

Lực lượng an ninh làm việc mệt nhoài để đảm bảo an toàn cho khu vực đông người dân.
Lực lượng an ninh làm việc mệt nhoài để đảm bảo an toàn cho khu vực đông người dân.

Những bị khách nước ngoài thích thú với không khí đón giao thừa Tết cổ truyền Việt Nam.
Những bị khách nước ngoài thích thú với không khí đón giao thừa Tết cổ truyền Việt Nam. (Ảnh: Anh Thế)

Trên những tuyến phố gần hồ Gươm, không khí dường trầm lắng hơn rất nhiều. Đâu đó lác đác những hộ dân chuẩn bị bày mâm cơm cúng trước hiên nhà với mong mỏi đón được nhiều lộc xuân trong thời khắc linh thiêng. Những người bán lộc, mía bắt đầu hồi hộp chờ đón một mùa kinh doanh mới.

Để chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa được an toàn, lực lượng công an, an ninh tiến hành phong tỏa toàn bộ khu vực lực lượng kỹ thuật đang tiếp hành lắp đặt giàn bắn pháo hoa.

Các em nhỏ hào hứng cùng cha mẹ đón giao thừa.
Các em nhỏ hào hứng cùng cha mẹ đón giao thừa.

Lực lượng lao công vẫn đang cần mẫn làmđẹp cho thủ đô trước giao thừa.
Lực lượng lao công vẫn đang cần mẫn làmđẹp cho thủ đô trước giao thừa. (Ảnh: Anh Thế)

Hầu hết mọi người đều gửi xe, rồi đi tản bộ quanh Hồ Gươm. Cũng nhân cơ hội này hàng loạt các điểm trông xe tư nhân lại mọc lên như nấm, tha hồ “chặt chém” khách hàng với giá gửi xe lên tới 30.000 đồng/ lượt.

Ông Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội - cho biết: "Để đảm bảo an toàn cho nhân dân thủ đô đón giao thừa và ngắm pháo hoa tại khu vực Hồ Gươm cũng như các tuyến phố đông đúc, Công an TP Hà Nội đã tăng cường lực lượng CSGT và CSCĐ với tinh thần quyết tâm hêt sức cho thủ đô đón năm mới vui vẻ và an toàn."

Sài Gòn: "Tâm điểm" đường hoa Nguyễn Huệ

Trên các tuyến đường vào trung tâm thành phố bắt đầu nóng lên. Người người đổ xô về đường hoa Nguyễn Huệ chuẩn bị chờ đón giao thừa. Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ lúc 19h, trên các tuyến đường như: Lê Lợi, Đồng khởi, Tôn Đức Thắng…bắt đầu chật kín người và xe đổ về đường hoa Nguyễn Huệ chờ đón giao thừa. Không khí nơi đây dần trở nhộn nhịp.

Anh Hoàng Văn Vinh (Q. Phú Nhuận) chở vợ và con trai chia sẻ: “Năm nay, vợ chồng tranh thủ đi đón giao thừa trên phố một lần để cảm nhận không khí người người chào đón năm mới thế nào.”

Còn chị Hà Ngọc Hoa (Q. 5) thì sẵn sàng chờ đón giao thừa trên đường hoa, cho biết: “Hai vợ chồng mình tranh thủ đến sớm để chọn một chổ thật tốt ngắm pháo hoa, đi muộn không tìm được chổ, chen lấn mệt lắm”.
Nhóm PV


Nhóm PV


Nhóm PV


Nhóm PV


Nhóm PV
(Ảnh: Minh Kiệt - Quốc Anh)
Gia Lai: Rộn ràng tiếng cồng chiêng
Từ hơn 19h, khắp thành phố Pleiku bắt đầu rộn vang tiếng cồng, chiêng mở màn cho những tiết mục đêm giao thừa để tạm biệt năm Nhâm Thìn và chào đón năm mới Quý Tỵ 2013. Quảng trường Đại đoàn kết lúc này người chật như nêm, ai ai cũng lâng lâng theo từng nhịp chiêng lão luyện của các già làng. Tất cả các ánh mắt đều đổ dồn về những điệu múa xoang của các chàng trai, cô gái Bahnar và J’rai, khiến màn chào đón năm mới của Cao nguyên đất đỏ bazan không lẫn vào đâu được.

Cả nước háo hức chờ đón phút giao thừa
Cồng, chiêng và những điệu múa xoang là những tiết mục không thể thiếu được ở đêm giao thừa phố núi. (Ảnh: Thiên Thư)
Và, cũng như người dân Việt khắp cả nước, tất cả người dân Gia Lai đang háo hức chờ đón giờ phút thiêng liêng nhất của năm mới, đó là lúc những màn pháo hoa sáng rực rỡ trên bầu trời, báo hiệu năm cũ đã qua đi và năm mới đã tới. An lành, may mắn, hạnh phúc… là điều cầu mong của mỗi người cho năm mới.
Đắk Lắk: Pháo hoa nổ sớm chào đón 2013
Hơn 21h, người dân TP. Buôn Ma Thuột đã háo hức đổ về Quảng trường 10/3 để được thưởng thức màn bắn pháo hoa chào đón năm mới Quý Tỵ khiến các con đường tắc nghẽn.

Hình ảnh pháo hoa giao thừa tưng bừng phố núi Đăk Lăk. (Viêt Hảo)

Tắc nghẽn các con đường dẫn về Quảng trường 10/3 xem pháo hoa.

Tắc nghẽn các con đường dẫn về Quảng trường 10/3 xem pháo hoa.
Tắc nghẽn các con đường dẫn về Quảng trường 10/3 xem pháo hoa. (Ảnh: Viết Hảo)
Từ 22h30, bầu trời TP. Buôn Ma Thuột đã tràn ngập màn bắn pháo với đủ các sắc màu để chào đón năm mới Quý Tỵ 2013. Người dân không rời mắt theo các màn pháo hoa độc đáo với nhiều hình thù đẹp mắt.

Đắk Lắk: Pháo hoa nổ sớm chào đón năm mới 2013

Đắk Lắk: Pháo hoa nổ sớm chào đón năm mới 2013

Đắk Lắk: Pháo hoa nổ sớm chào đón năm mới 2013
Những hình ảnh pháo hoa chào đón năm mới 2013 tại Quảng trường 10/3 - TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk: Pháo hoa nổ sớm chào đón năm mới 2013

Màn bắn pháo hoa tại Quảng trường 10/3 - TP. Buôn Ma Thuột kéo dài 15' đến 22h45'.
Màn bắn pháo hoa tại Quảng trường 10/3 - TP. Buôn Ma Thuột kéo dài 15'. (Ảnh: Viết Hảo)
Nghệ An: Đội mưa chờ đón giao thừa
 
Tại thành Vinh, cơn mưa phùn xuất hiện cộng thêm không khí lạnh buốt nhưng không ngăn được hàng ngàn người đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh để đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đúng 20 giờ, sau lễ dâng hương báo công lên Bác Hồ kính yêu là chương trình nghệ thuật “Đêm hội giao thừa” chào xuân 2013 chính thức khai mạc.

Mặc cho trời đổ cơn mưa lất phất và có phần nặng hạt nhưng chương trình nghệ thuật diễn ra trong vui vẻ, đầm ấm và thu hút hàng ngàn người dân thành Vinh và vùng phủ cận. Đến với đêm giao thừa, anh Nguyễn Ngọc chia sẻ: “Cứ tưởng năm nay không mưa mà trời lại mưa rơi tầm tã, nhưng không vì thế mà cản nỗi lòng mỗi người thổn thức trước một năm mới. Năm mới tôi cầu chúc tất cả mọi người có sức khỏe, nhà nhà an lành, hạnh phúc.”

Năm nay TP Vinh tổ chức chương trình đêm hội giao thừa với nhiều tiết mục mừng xuân như: trượt pa-tanh, múa lân, hát, nhảy Gangnam style... Thành Vinh đêm giao thừa hàng ngàn người đội mưa đi đón thời gian chuyển giao giữa năm cũ và mới, họ mong rằng năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Quảng trường Hồ Chí Minh đông nghẹt người.
Quảng trường Hồ Chí Minh đông nghẹt người.

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới.
 
Biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới.
Biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới.
 
Em nhỏ cùng bố đi đón giao thừa.
Em nhỏ cùng bố đi đón giao thừa. (Ảnh: Nguyễn Duy)
 
Đà nẵng: Khu vui chơi tấp nập

Tại TP Đà Nẵng, ngay từ 19h, các trung tâm vui chơi giải trí như Công viên 29/3, Quảng trường 2/9, đường hoa Bạch Đằng... đã bắt đầu đông nghẹt người đi chơi tết và đón giao thừa.

19h, Công viên 29/3, nơi diễn ra Hội hoa xuân Đà Nẵng, đã bắt đầu tấp nập người đổ về đây vui chơi. Đây là lần thứ 30 Đà Nẵng tổ chức Hội hoa xuân phục vụ cho người dân và du khách trong dịp tết Nguyên đán.
 
Dòng người đổ về các khu vui chơi.
Dòng người đổ về các khu vui chơi. (Ảnh: Nguyễn Dũng)

Mặt phía tây Công viên 29/3 phía đường Nguyễn Tri Phương là không gian Tết xưa, được tái hiện qua mô hình làng quê Việt, có cổng làng, lũy tre, giếng nước, sân đình; ban đêm, khung cảnh càng thêm huyền ảo bởi đèn lồng dẫn lối.

Bên cạnh đó, khu vực đình làng với không gian nghệ thuật truyền thống như biểu diễn lân - rồng chào xuân, cờ người, võ cổ truyền, triển lãm tranh dân gian, thư pháp, ông đồ cho chữ đầu năm… thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây tham quan, chụp ảnh.

Còn ở phía Bắc (đường Điện Biên Phủ) là khu Tết nay, mở đầu là Vườn xuân trăm hoa khoe sắc cùng dãy trưng bày hơn 1.000 tác phẩm dự thi Nghệ thuật hoa viên gồm cây cảnh, bonsai, tiểu cảnh hoa, bộ sưu tập phong lan, xương rồng, bát tiên, cây khô, đá cảnh, non bộ…

Đường hoa Bạch Đằng là nơi được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. Con đường hoa dài gần 1 km nhưng dường như không có chỗ nào trống bởi lượng người đổ về đây vui chơi, chụp ảnh, xem pháo bông ngày một đông hơn rất nhiều.
 
Dòng người đổ về các khu vui chơi.


Dòng người đổ về các khu vui chơi.


Dòng người đổ về các khu vui chơi.
 
(Ảnh: Nguyễn Dũng)
 
Ngoài ra, các con đường lớn như Lê Duẫn, Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo... cũng đông nghẹt người và phương tiện tham gia giao thông nên thường xuyên ùn tắc.
 
Lào Cai: Pháo hoa hứng khởi miền biên viễn

Hình ảnh pháo hoa rực rỡ thành phố Lào Cai
 

Hình ảnh pháo hoa rực rỡ thành phố Lào Cai
Hình ảnh pháo hoa rực rỡ thành phố Lào Cai. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)

Đêm giao thừa Quý Tỵ 2013 người dân thành phố biên giới Lào Cai liên tục 2 lần được ngắm pháo hoa cách nhau 1 giờ đồng hồ.

Mặc dù thời tiết trên địa bàn tỉnh Lào Cai trời trở lạnh nhưng không mưa nên rất thích hợp với hoạt động vui chơi giải trí trong đêm giao thừa , nhất là chương trình dạ hội chào xuân mới tổ chức tại quảng trường trung tâm thành phố Lào Cai đã thu hút hàng vạn người tới  xem pháo hoa mừng năm mới Quý Tỵ.

Lần thứ nhất vào hồi 22 giờ Việt Nam sau khi kết thúc chương trình dạ hội  văn nghệ chào đón xuân mới Quý Tỵ 2013 và lời chúc tết của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai , những người dân thành phố Lào Cai và đông đảo du khách quốc tế tới thăm địa phương dịp này được ngắm thỏa thích màn pháo hoa tuyệt đẹp trong 30 phút.
 
Hình ảnh pháo hoa rực rỡ thành phố Lào Cai
23h, người dân phía Bắc thành phố Lào Cai có dịp chiêm ngưỡng thêm pháo hoa từ Hà Khẩu (Trung Quốc) trong giờ giao thừa của nước bạn. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
 
Tiếp đó vào hồi 23 giờ Việt Nam những người dân phía bắc thành phố tỉnh lỵ Lào Cai nằm sát biên giới lại được ngắm nhìn những màn pháo hoa đẹp mắt do phía thị trấn Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) liền kề với Lào Cai bắn chào đón giao thừa năm mới Quý Tỵ 2013 theo giờ của nước bạn.

Sóc Trăng: Biển người chờ màn pháo hoa

Tết Nguyên đán năm nay, tỉnh Sóc Trăng chỉ có một điểm bắn pháo hoa duy nhất tại Công viên Giải Phóng (TP Sóc Trăng) nên ngay từ chiều, hàng ngàn người dân ở các huyện lân cận đã “rồng rắn” kéo về thành phố Sóc Trăng để xem biểu diễn văn nghệ, múa Lân - Sư - Rồng và bắn pháo hoa.
 
Biển người chờ đón xem pháo hoa.
 
Biển người chờ đón xem pháo hoa.
Biển người chờ đón xem pháo hoa. (Ảnh: Bạch Dương)

Tất cả các tuyến đường ở cửa ngõ thành phố để vào khu vực biểu diễn văn nghệ, múa Lân - Sư - Rồng và bắn pháo hoa đều bị phong tỏa chỉ dành cho người đi bộ nên nhiều điểm giữ xe đã “ăn nên làm ra”. Càng gần về giao thừa, người từ khu vực múa Lân - Sư - Rồng lũ lượt đổ về khu vực bắn pháo hoa khiến cho biển người tại khu vực này càng đông hơn.

Một số tòa nhà cao tầng ở xung quanh khu vực bắn pháo hoa đều được nhiều người chọn làm điểm để xem bắn pháo hoa. 

Nhóm PV