1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Bộ Công Thương Nga đề xuất hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp

Trong suốt các cuộc thảo luận với bộ trưởng và thứ trưởng phụ trách công nghiệp đến từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov đã đề xuất một hình thức hợp tác trong khu vực thực áp dụng các cơ chế của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEC).

Được đề xuất  bởi Bộ Công Thương Nga và cá nhân Bộ trưởng Denis Manturov, cuộc họp cấp cao về công nghiệp của các nước BRICS được tổ chức lần đầu tiên tại Moscow.

“Sự cần thiết của cuộc họp cấp cao giữa các nước thành viên BRICS xuất phát từ tiềm năng phát triển công nghiệp to lớn của các nước này, đóng góp 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, phương thức hợp tác hiện nay chưa được tận dụng để phát huy hết tiềm năng”, Ông Denis Manturov nói.

“Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu ngày một gia tăng, sẽ thiết thực hơn khi nắm bắt những cơ hội mới để tăng cường trao đổi thương mại, vốn đầu tư trong những dự án chung bằng cách kết hợp những nguyên tắc và luật lệ đã phát huy giá trị trong các hiệp hội và tổ chức quốc tế hiện hành.”

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga đã đề xuất với các đồng sự của mình áp dụng các giải pháp hiệu quả đã được thử nghiệm thành công tại UNIDO và EAEC. Mặc dù tình hình tại Nga có nhiều biến động, hợp tác với các tổ chức quốc tế vẫn tăng trưởng nhanh chóng.

 


Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga đã đề xuất với các đồng sự của mình áp dụng các giải pháp hiệu quả đã được thử nghiệm thành công tại UNIDO và EAEC.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga đã đề xuất với các đồng sự của mình áp dụng các giải pháp hiệu quả đã được thử nghiệm thành công tại UNIDO và EAEC.

 

Trong năm 2014, nhờ có sự hỗ trợ từ phía Nga, 7 dự án của UNIDO đã được triển khai tại Brasil, Belarus, Kyrgyzstan và Armenia trong các lĩnh vực công nghiệp, bao gồm: quan hệ đối tác giữa Nga và Brasil về công nghệ và đổi mới để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thiết lập Trung tâm Thực hành và Trung tâm Công nghệ Môi trường Xử lí các Sản phẩm Tiêu dùng Nguy hiểm và Rác thải Công nghiệp; hỗ trơ nâng cấp cơ sở sản xuất linh kiện ô tô tại Belarus; hỗ trợ phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả về mặt chi phí tại Kyrgystan; xây dựng khu kinh doanh nông nghiệp tại thành phố Grodno, Belarus và nhiều dự án khác.

Những dự án này cho thấy rằng việc áp dụng các cơ chế hiện hành của UNIDO có thể trở thành một công cụ bổ trợ để đạt được mục tiêu mà các nước BRICS đã đặt ra.

Nhằm tăng cường sự phát triển công nghiệp bền vững tại các nước BRICS, Bộ Công Thương Nga đề xuất rằng các nước BRICS nên sử dụng kênh tương tác sẵn có của Tổ chức Khoa học Châu Âu (European Scientific) và Chương trình Kỹ thuật Eureka để chia sẻ những công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực tại cấp độ doanh nghiệp và viện nghiên cứu trong hơn 40 quốc gia, góp phần thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc tế và phát triển những thị trường mới. Cơ chế của Eureka cho phép các nước thành viên tham gia vào các dự án chung với cả các nước bên ngoài tổ chức. Do đó, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Ai Cập, Brasil, Argentina, Mexico và nhiều nước khác đã gián tiếp tham gia vào Eureka.

Theo ông Denis Manturov, một khi được hoàn thiện, nền tảng công nghệ công nghiệp vững chắc của BRICS – UNIDO sẽ tạo khung vững chắc cho mở rộng các dự án từ hình thức song phương, đa phương sang toàn cầu cũng như sử dụng kết hợp các công cụ hiện thời để thu được lợi ích thực tiễn từ các dự án quốc tế.

Bằng cách tài trợ các dự án thuộc ưu tiên hàng đầu trong hợp tác kinh tế, thương mại - công nghiệp, cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, Ngân hàng Phát triển Mới BRICS sẽ đảm bảo rằng nền tảng công nghiệp của các nước BRICS vững chắc và hiệu quả. Ông Denis Manturov lưu ý rằng các ngành công nghiệp luyện kim, hàng không, ô tô, dược phẩm và hóa chất có tiềm năng phát triển lớn. Sự tăng trưởng của khu vực thực sẽ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân các nước BRICS.

Tiếp nối các cuộc họp cấp cao về công nghiệp của các nước BRICS, các bên đã ký kết Tuyên bố về Hợp tác Công nghiệp.

 

BRICS là tên viết tắt của một khối gồm 5 quốc gia có nền kinh tế mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khối này được biết đến đầu tiên với tên gọi BRIC trước khi bổ sung thêm thành viên Nam Phi vào năm 2010

Bên cạnh việc tạo ra một tên gọi hay, thứ tự các chữ cái trong tên viết tắt được phiên âm gần giống với từ “bricks” – những viên gạch trong tiếng Anh, để nhấn mạnh rằng khối các nước này sẽ xây dựng nền tảng và là động lực phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Quy mô của 5 nền kinh tế này sẽ cho phép họ chuyển từ tăng trưởng kinh tế sang tăng cường ảnh hưởng chính trị nhằm soán ngôi các cường quốc lãnh đạo phương tây hiện thời.

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) được thành lập năm 1966. Tổ chức này gồm có 3 cơ quan hoạch định chính sách: Đại Hội đồng, Hội đồng Phát triển Công nghiệp, Ủy ban Chương trình và Ngân sách. Trụ sở chính của UNIDO được đặt tại Viên, Áo.

Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy phát triển công nghiệp và hợp tác công nghiệp quốc tế. UNIDO thu thập và phân bổ thông tin về các hoạt động công nghiệp và đóng góp vào việc thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác. Như một cơ quan hợp tác kỹ thuật, UNIDO thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp cho các đối tác và cung cấp các dịch vụ chuyên môn phát triển chương trình.

Thêm vào đó, UNIDO thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống cho những nước nghèo trên thế giới bằng cách huy động tổng nguồn lực và chuyên gia toàn cầu trong các lĩnh vực: Giảm nghèo thông qua các hoạt động sản xuất, xây dựng năng lực thương mại, năng lượng và môi trường

Liên Xô phê chuẩn hiến chương của UNIDO và gia nhập tổ chức này vào 2/5/1985. Trung tâm Hợp tác Công nghiệp Quốc tế của UNIDO được thành lập tại Nga vào năm 1989 dưới thỏa thuận giữa Chính phủ Liên Bang Nga và UNIDO. Trung tâm này là một phần của Văn phòng Xúc tiến Đầu tư và Công nghệ (ITPO).

Liên minh Kinh tế Á – Âu EAEC là một tổ chức quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực. EAEC cung cấp khung cho tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn và nguồn lao động, cũng như đưa ra chính sách chung phối hợp chặt chẽ trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.

Các quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz và Nga. EAEC được thiết lập để theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa toàn diện, hợp tác và tăng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đồng đều để nâng cao mức sống người dân của các nước thành viên.