1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Tĩnh:

Khát vọng đóng tàu lớn vươn khơi của người lính Trường Sa

(Dân trí) - Từng là người lính 2 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa, sau khi ra quân ông về quê gắn bó với nghề đánh cá. Ông bắt đầu mày mò đóng những chiếc tàu đánh cá và từ đó cái nghề này đã theo ông tới ngày hôm nay. Ông vẫn khát khao đóng được những chiếc tàu lớn hơn để vươn khơi xa hơn…

Đó là câu chuyện về người lính đảo Lại Thế Sơn (SN 1967, trú tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm xuyên, Hà Tĩnh).

Ông Lại Thế Sơn vẫn ước mơ có thể đóng một chiếc tàu cá vỏ thép để vươn khơi xa hơn
Ông Lại Thế Sơn vẫn ước mơ có thể đóng một chiếc tàu cá vỏ thép để vươn khơi xa hơn

Trong một chiều hè oi ả, chúng tôi về với vùng biển xã Cẩm Nhượng. Cái nắng gay gắt pha lẫn với mùi mặn của biển khiến cái nóng càng như bỏng rát hơn. Trong khu đóng tàu rộng vài trăm m2, ông Sơn vẫn miệt mài bên những chiếc thuyền.

Sinh ra và lớn lên trên miền biển nên từ nhỏ ông Sơn sớm đã biết đến con thuyền và những chuyến ra khơi. Từ nhỏ, ông cũng từng theo cha và những thanh niên trong làng ra khơi nên thuyền và biển đã trở thành những “người bạn” thân thuộc. Ông chia sẻ rằng, lúc đó ông muốn được sở hữu, làm chủ một con thuyền để vươn khơi đánh bắt những loại hải sản ngoài đại dương mênh mông.

Ngày ngày ông vẫn lặng lẽ theo cha và những thanh niên trong làng để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đi biển cũng như sửa chữa tàu thuyền.

Năm 21 tuổi, theo tiếng gọi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ. Ông được phân ra làm nhiệm vụ bảo vệ ở quần đảo Trường Sa. 2 năm gắn bó với đảo là biết bao kỷ niệm.

Trong thời gian ở đảo, ông đã nhiều lần chứng kiến cảnh thuyền của ngư dân bị chìm hay những con tàu nhỏ lênh đênh, chật vật với con sóng lớn ngoài biển khơi. Điều đó càng giúp ông nuôi dưỡng giấc mơ được đóng những chiếc thuyền vươn khơi.

“Thuyền của ngư dân ta đa số có công suất nhỏ nên khi đánh bắt xa bờ gặp rất nhiều khó khăn, hiểm nguy. Tôi đã chứng kiến nhiều chiếc thuyền của ngư dân ta bị sóng lớn đánh chìm. Những hình ảnh ấy càng đôn thúc tôi phải mày mò, nghiên cứu để đóng ra những con thuyền tốt hơn, to hơn”.

Đây những con thuyền ông Sơn tham gia đóng. Có còn tàu lớn có công suất 380CV
Đây những con thuyền ông Sơn tham gia đóng. Có còn tàu lớn có công suất 380CV

Đến năm 1991, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, ông trở về quê hương tiếp tục vươn khơi bám biển. Trong những tháng biển động, không đi được biển ông lại đi ra các huyện, tỉnh lân cận để xin vào làm tại các xưởng đóng tàu nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm.

Dù không được học hành qua trường lớp nào nhưng nhờ tính ham học hỏi công kinh nghiệm tích lũy từ nhỏ nên ông Sơn đã trở thành thợ đóng tàu có tay nghề khá cao.

“Tôi học đóng tàu từ những mẫu dân gian, không qua trường lớp nào cả. Vừa học vừa đi đóng tàu giúp họ nên dần có được nhiều kĩ năng và kinh nghiệm”, ông Sơn cho biết.

Đến nay ông đã tham gia đóng hơn 10 con tàu lớn bé, con tàu lớn nhất lên tới gần 400 CV. Hiện ông đang tham gia đóng tàu cho một tại cơ sở đóng tàu của ông Nguyễn Tiến Huyền ở xã Cẩm Nhượng.

Ông vẫn mơ ước có thể đóng được những con tàu lớn hơn nữa để vươn khơi xa hơn.

Ông nhiều lần được Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã tặng giấy khen là hộ sản xuất kinh doanh, giỏi, có nhiều đóng góp cho địa phương.
Ông nhiều lần được Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã tặng giấy khen là hộ sản xuất kinh doanh, giỏi, có nhiều đóng góp cho địa phương.

“Tôi vẫn luôn đau đáu giấc mơ được đóng một con tàu vỏ thép. Tôi đã từng bỏ ra gần 200 triệu để làm công tác chuẩn bị cho việc đóng tàu cốt thép, trong đó riêng bản thiết kế con tàu đã hơn 60 triệu đồng...”, ông Sơn chia sẻ.

“Để đóng được tàu vỏ thép, tôi phải xin ý kiến của các cơ quan chức năng. Vì đến nay chưa có thẩm định chính thức nên giấc mơ đó vẫn chưa thể thực hiện được”.

Dù giấc mơ ấy còn dang dở, nhưng những việc làm, đóng góp của ông Sơn trong sản xuất, kinh doanh đã được chính quyền các cấp ghi nhận. Ông từng nhiều lần được Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã tặng giấy khen là hộ sản xuất kinh doanh, giỏi, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Chu Duyên – Thu Hiền