1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Giang thực hiện nhiều giải pháp đột phá trong nông nghiệp

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank - WB), tỉnh Hà Giang đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA - climate smart agriculture) sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước từ các hệ thống tưới tiêu được nâng cấp…

Một mô hình vườn cam sành điển hình tại huyện Bắc Quang - Hà Giang (ảnh: Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang)
Một mô hình vườn cam sành điển hình tại huyện Bắc Quang - Hà Giang (ảnh: Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang)

Đa dạng cây ôn đới ở vùng núi cao phía Bắc

Hà Giang đang thiết kế, xây dựng và trình diễn hệ thống CSA sản xuất đa dạng cây trồng ôn đới ở vùng núi đá cao phía Bắc, gồm các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Đồng Văn và Quản Bạ.

Hoạt động này bao gồm: Nâng cao năng lực và hỗ trợ Trung tâm giống Phó Bảng, để sản xuất và cung cấp hạt/ cây giống của các loại cây trồng ôn đới để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong 4 huyện nói trên.

Hỗ trợ hệ thống CSA thâm canh bền vững sản xuất các hoa và cây trồng ôn đới tại Trung tâm giống Phó Bảng (4ha): Xây dựng/ hoàn thiện qui trình sản xuất một số loại rau, hoa ôn đới bền vững, tiết kiệm nước tưới và phục vụ thích ứng và giảm thiểu; Hoàn thiện/xây dựng kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch nhằm giảm thiểu mất mát sau thu hoạch; Hỗ trợ thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước và chủ động (tưới phun, tưới nhỏ giọt); Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng trang thiết bị bảo quản, sơ chế sau thu hoạch.

Hỗ trợ hệ thống CSA thâm canh bền vững sản xuất hoa và cây trồng ôn đới cấp nông hộ (20 ha): Lập kế hoạch có sự tham gia của các bên liên quan; Lựa chọn các hộ gia đình tham gia; Phát triển các mối liên kết; bao gồm liên kết nông dân - nông dân, liên kết nông dân với các bên liên quan; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Hỗ trợ các gia đình lắp đặt/cải tạo hệ thống tưới cho cây trồng trong mô hình: xây dựng hệ thống ống dẫn nước tưới từ bể chứa nước đa năng đến vườn sản xuất, xây dựng hệ thống tưới phun mưa chủ động trong vườn sản xuất; Tổ chức các hộ sản xuất theo mô hình nhóm nông hộ; Hỗ trợ các hộ ứng dụng các kỹ thuật ICM cho cây trồng (loại rau, hoa ôn đới) xây dựng hệ thống CSA; phát triển các mối liên kết; Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân ứng dụng các thực hành bền vững.

Kết quả dự kiến: Trung tâm Giống Phó Bảng có đủ năng lực sản xuất và cung cấp hạt giống/cây giống ôn đới chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong của vùng; 1 hệ thống CSA thâm canh sản xuất hoa và rau ôn đới thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) tại trung tâm giống Phó Bảng (4ha); 1 hệ thống thâm canh sản xuất rau và hoa ôn đới thân thiện môi trường và thích ứng BĐKH cấp nông hộ (20ha); Tăng số lượng nông dân nhận thức và áp dụng các phương thức canh tác thích ứng với BĐKH (CSA).

Mô hình CSA tại Hà Giang cũng nằm trong Dự án CSA - Nông nghiệp thông minh của Bộ NN&PTNT với sự đồng hành của WB.
Mô hình CSA tại Hà Giang cũng nằm trong Dự án CSA - Nông nghiệp thông minh của Bộ NN&PTNT với sự đồng hành của WB.

Sản xuất cam sành theo hướng cánh đồng mẫu

Để thực hiện được việc sản xuất cam sành theo hướng cánh đồng mẫu, Hà Giang đang nâng cao năng lực và hỗ trợ Trung tâm Giống Đạo Đức sản xuất và cung cấp cây giống chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khu vực.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống CSA sản suất thâm canh cam sành (trồng mới) thân thiện môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu tại 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình (40 ha/2huyện): Lựa chọn hộ gia đình tham gia dự án và lập kế hoạch thực hiện hoạt động cùng với các nông hộ và các bên liên quan; Hoàn thiện qui trình trồng, chăm sóc cam sành chất lượng và bền vững vườn cam có tưới chủ động (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón ... khác nhau); Hoàn thiện kỹ thuật thu hái, bảo quản sau thu hoạch; Hỗ trợ các hộ nông dân xây dựng hệ thống tưới tại vườn; Hỗ trợ các hộ tham gia dự án trồng mới vườn cam với quy mô 20ha/huyện.

Tổ chức các hộ sản xuất theo mô hình nhóm nông hộ cùng sở thích; Hỗ trợ nông dân áp dụng các qui trình kĩ thuật xây dựng vườn cam năng suất, chất lượng (ICM): từ trồng mới, bón phân, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm,...; Phát triển các mối liên kết: bao gồm liên kết nông dân - nông dân, liên kết nông dân với các bên liên quan; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống suất thâm canh cam sành (cải tạo vườn cam đang có) tại các huyện Bắc Quang và Quang Bình (40 ha/2huyện): Xây dựng/hoàn thiện qui trình cải tạo, chăm sóc vườn cam sành hiện có theo hướng năng suất cao, chất lượng và an toàn; Hỗ trợ các nông hộ xử lý, loại bỏ cây xấu, cây bị sâu bệnh, trồng dặm mới thay thế; Tổ chức các hộ sản xuất theo mô hình nhóm nông hộ cùng sở thích và hỗ trợ các hộ nông dân áp dụng các qui trình kĩ thuật xây dựng vườn cam năng suất, chất lượng: (ICM): từ trồng mới, bón phân, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm,..., phát triển liên kết với các bên...; Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Kết quả mong đợi: Nâng cao được năng lực cho Trung tâm Giống Đạo Đức trong sản xuất và cung cấp cây giống cam chất lượng để đáp ứng nhu cầu của vùng; 1 hệ thống CSA sản suất thâm canh cam sành (trồng mới) tại 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình (40 ha/2huyện); 1 hệ thống CSA sản suất thâm canh cam sành (cải tạo vườn cam đang có) tại các huyện Bắc Quang và Quang Bình (40 ha/2huyện); Khai thác hiệu quả thương hiệu cam sành Hà Giang; Tăng số lượng nông dân có nhận thức và áp dụng các phương thức canh tác thích ứng với BĐKH (CSA) trong sản xuất cam sành.

Ngoài ra, từ các mô hình CSA nói trên, Hà Giang còn rất quan tâm đến việc tăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ nông nghiệp nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các hệ thống và các thực hành CSA; Hỗ trợ mở rộng ứng dụng các thực hành CSA và các hệ thống CSA; Giám sát, đánh giá, đúc rút bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng ứng dụng các thực hành CSA.

PV