Doanh nghiệp GPS “hứng khởi” trước giờ G

Từ ngày 1/7, ô tô chạy đường xa sẽ phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp sản xuất GPS vẫn tỏ ra lạc quan với triển vọng thị trường trong nước.

Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, kể từ ngày 1/7/2011, xe ô tô chở khách chạy với cự ly từ 500 km trở lên và xe container cũng bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Mặc dù gần đây, chính phủ đã có Nghị định 33/2011/NĐ-CP lùi thời gian xử phạt những phương tiện không lắp đặt “hộp đen” đến ngày 1/7/2013, nhưng việc lắp đặt vẫn phải thực hiện từ ngày 1/7 tới đây. Cơ quan quản lý vận tải sẽ kiểm soát việc này thông qua đăng ký, cấp phép kinh doanh vận tải

 

Vì vậy, các doanh nghiệp GPS đã dự báo tiềm năng cho thị trường GPS trong nước sẽ rất lớn.

 

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Eposi, cho rằng hoạt động kinh doanh thiết bị GPS còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện mới chỉ có một số hãng vận tải lớn sử dụng. Nghị định 91 có hiệu lực từ tháng 7 tới sẽ là “cú hích” cho thị trường này. “Ước tính cả nước có hơn 30.000 xe vận tải thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt GPS. Quy định này của nhà nước đang mở ra một thị trường kinh doanh thiết bị GPS thời gian tới sẽ trở nên sôi động”, ông Mạnh lạc quan.

 

Tuy nhiên, ông Mạnh thừa nhận nguồn cung cấp sản phẩm thiết bị định vị GPS ở nước ta còn ít, chưa thể ngay một lúc đáp ứng được hết cho số lượng xe vận tải. Một thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vận tải lớn đều đồng tình ủng hộ quy định trên vì nhận thấy rất rõ tác dụng của thiết bị định vị GPS đối với nhà quản lý và với chủ xe. Trong khi đó, rất nhiều cá nhân kinh doanh vận tải đơn lẻ chưa biết và chưa nhận thức được quy định mới này của nhà nước.

 

Ngày áp dụng Nghị định 91 đang đến gần - 1/7/2011, và trên cả nước có gần 20 doanh nghiệp đón đầu thị trường kinh doanh GPS. Hiện nay, chủ yếu các thiết bị này được nhập khẩu, từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ..., và hầu như chỉ có một tính năng duy nhất là định vị. Để phù hợp với quy chuẩn Việt Nam, hầu hết các sản phẩm đều cần được phát triển và hoàn thiện thêm.

 

Đón đầu Nghị định 91, Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện vận tải. Ông Mạnh chia sẻ: Ngoài các tính năng của sản phẩm được quy định bắt buộc tại Thông tư 08/2011/TT-BGTVT ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ô tô, bộ định vị Eposi được bổ sung thêm một loạt các tính năng khác nhằm tối ưu hóa nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp vận tải.
 
Doanh nghiệp GPS “hứng khởi” trước giờ G - 1

 

Eposi đã phát triển thành công công nghệ hỗ trợ bản đồ vệ tinh nhiều chế độ, đầy đủ 63 tỉnh thành. Bộ định vị có thể cung cấp những thông tin về xe và lái xe, hành trình của xe, tốc độ vận hành của xe. Thiết bị này có thể báo cáo số lần và thời gian dừng, đỗ xe, số lần và thời gian đóng, mở cửa xe. Ngoài ra, thiết bị giám sát hành trình của công ty Eposi còn có các chức năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, như quản lý, giám sát vị trí, tốc độ, trạng thái xe mọi lúc mọi nơi qua mạng internet. Tần suất gửi tin tùy chọn: 5 giây, 10 giây.

 

Thiết bị còn có tính năng phát cảnh báo khẩn cấp trong những trường hợp nguy hiểm. Đối với các hãng taxi, thiết bị của Eposi đáp ứng được các yêu cầu về việc quản lý, điều hành như chức năng quản lý km công tơ mét, cho biết tình trạng xe có khách, không có khách, quản lý việc tính cước… Thiết bị cũng cho phép nhập thông tin cá nhân vào thẻ của lái xe (theo số ID của thẻ) cho phép người quản lý tự thay đổi thông tin tài xế khác vào thẻ của tài xế cũ do thay đổi nhân sự hoặc những lý do khách quan khác.

 

Eposi hiện có hệ thống phân phối tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM và mạng lưới đại lý trên toàn quốc.

 

“Hứng khởi” trước giờ G, nhưng doanh nghiệp GPS cũng nhận thức được những khó khăn trong quá trình triển khai, bởi hiện không ít doanh nghiệp vận tải chưa nắm được quy định và cách thức thực hiện theo NĐ 91. Ông Mạnh cho rằng cần tổ chức nhiều các cuộc hội thảo tuyên truyền về NĐ này đến các chủ phương tiện, để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải thấy rằng lắp đặt thiết bị GPS có lợi cho họ.

 

Đặc biệt, theo ông Mạnh, vấn đề đặt ra sau 2 năm nữa, khi chính thức triển khai công tác kiểm tra và xử phạt, thì các cơ quan chức năng nên có những biện pháp thực thi phù hợp. Ông cho rằng không cần dừng mọi xe ô tô tải để kiểm tra thiết bị GPS. Thiết bị này có phát sóng tín hiệu, vì vậy cảnh sát giao thông nên được đầu tư các máy nhận biết sóng tín hiệu này để phát hiện xe nào chưa lắp thiết bị.
 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các doanh nghiệp vận tải, các chủ xe về ưu điểm của việc ứng dụng thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

 

PV