1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm

Xuân Hinh Nam Thái

(Dân trí) - Tranh thủ những ngày đầu năm nghề chạy xe ba gác ế khách, ông Năm Tiến nhập thêm mía về bán. Dù phải trắng đêm bên xe mía ngoài lề đường nhưng ông Tiến vẫn vui vẻ vì có thêm tiền sinh hoạt.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 1
Tranh thủ những ngày đầu năm, ông Tiến mua mía từ Long An mang lên TPHCM bán kiếm lời.

Mưu sinh ngày vía thần tài

Theo thông lệ, những ngày đầu năm người dân Sài Gòn thường mua mía về để trưng bày trên bàn thờ thần tài. Nắm bắt nhu cầu đó, chú Năm Tiến (54 tuổi, quê ở Tiền Giang) đã mua mía vàng từ vựa ở Long An đem lên TPHCM bán với mong muốn kiếm thêm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt.

"Từ chiều mùng 6, tôi đã có mặt tại con đường Trần Quý (quận 6, TPHCM) để bán mía kiếm thêm tiền trả tiền phòng trọ sắp tới. Tôi làm nghề chạy xe ba gác, do dịch nên khách vắng quá nên tôi tranh thủ kiếm thêm bằng nghề bán mía này", ông Tiến cho biết.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 2
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên chỉ lác đác vài khách mua mía.

Ông Tiến cho biết, vào những năm trước thì mía chú mang lên không đủ để bán cho khách. Năm nay do dịch bệnh và nhiều người cũng bán mía, có nhiều sự cạnh tranh nên lượng khách cũng ít hơn mọi năm.

"Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá mía năm nay so với những năm trước không có nhiều thay đổi cũng tầm 70.000 đồng/cặp, có nơi bán 80.000 đồng/cặp tùy theo kích thước và ngoại hình của cây mía", ông Tiến chia sẻ.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 3
Mỗi cặp mía vàng khoảng 80.000 đồng.

Người đàn ông 54 tuổi này còn cho biết thêm, trong 4 ngày bán chỉ có 2 ngày là bán được số lượng nhiều đó là mùng 7 và 8 âm lịch. Mỗi ngày trung bình ông Tiến bán khoảng 8 bó, mỗi bó tương đương với 7 - 8 cặp mía. Những ngày còn lại lượng khách mua khá ít, chỉ lai rai vài cặp.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 4

Do vậy, ông Tiến phải bán cả ngày lẫn đêm để không bị "ế" hàng. 

"Mở bán từ chiều mùng 6 âm lịch đến nay, tôi thức trắng đêm, ngủ trên vỉa hè tại con đường này luôn. Tôi mong có thể bán hết số mía này để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt và tiết kiệm một ít để gửi về quê cho gia đình", ông Tiến cho hay.

Mặc dù cả ngày chú Tiến "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", ban đêm thì thức trắng để bán mía nhưng tiền lợi nhuận chú Tiến thu lại cũng không là bao. Nếu như những năm trước, trong 4 ngày bán mía thì thu hơn 3 triệu đồng tiền lãi nhưng năm nay ông Tiến chỉ có lời hơn 1,5 triệu đồng. 

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 5

Dù vậy, số tiền ông Tiến kiếm được chỉ hơn 1,5 triệu đồng. 

"Dịch Covid-19 ảnh hưởng kinh tế của cả nước chứ không riêng gì mình. Bản thân tôi cũng chỉ thấy buồn một chút vì không thu được số tiền mong muốn như những năm trước. Tuy nhiên nếu đến thời điểm này mà tôi còn dư hơn chục cặp mía đối với tôi như vậy đã là may mắn rồi", ông Tiến tâm sự.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 6

Chiếc xe ba gác chở mía đi bán là "cần câu cơm" của ông Tiến nhiều năm qua ở TPHCM. 

Chạy xe ba gác nuôi gia đình

Ông Tiến cho biết ông vốn là nông dân chân lấm tay bùn. Từ nhỏ ông và gia đình mưu sinh bằng nghề trồng lúa. Tuy vậy, những năm gần đây giá lúa và trái cây liên tục mất giá khiến kinh tế gia đình gặp khó.

Vì muốn kiếm một công việc có thu nhập ổn định để lo cho gia đình, ông Tiến cũng đã rời Tiền Giang lên TPHCM lập nghiệp.

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 7

Chiếc xe bình thường được dùng để vận chuyển đồ cho người dân, sinh viên. 

Dùng số tiền tiết kiệm của mình để mua một xe ba gác làm cần câu cơm. Hơn chục năm nay ông Tiến sống nhờ vào việc chở đồ thuê cho các sinh viên và người dân trong khu vực thành phố.

Vào những mùa cao điểm như mùa hè, mùa sau Tết khoảng 1 tháng, nhu cầu thuê xe ba gác của các bạn sinh viên hoặc người dân tăng cao. Một ngày tài xế có thể chạy từ 25 - 30 chuyến mỗi ngày. Một ngày ông Tiến có thể kiếm được gần 500.000 đồng. 

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 8

Do thu nhập bấp bênh nên ông Tiến phải làm thêm nhiều nghề để kiếm tiền gửi về quê nuôi gia đình. 

Khi vào mùa mưa, có những ngày ông Tiến ngồi không cả ngày cũng không có cuốc xe nào. Vào những lúc đó chỉ có thể sử dụng số tiền tiết kiệm được từ những ngày chạy được để chi trả tiền phòng trọ, xăng dầu. Năm nay, do dịch Covid-19 nên công việc của ông càng ngày càng ít khiến thu nhập giảm mạnh. 

Trắng đêm bán mía mưu sinh ngày đầu năm - 9

Ông Tiến mong luôn được mạnh khỏe để làm trụ cột kinh tế cho gia đình. 

"Năm nay, tôi mong tình hình dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để những người lao động tự do như tôi có thể có việc để làm. Nếu tình hình dịch kéo dài, việc thì ít mà tiền nhà trọ tháng nào cũng hơn 2 triệu thì chắc tôi phải quay về quê để kiếm việc khác chứ không thể trụ nổi tại đây được", ông Tiến tâm sự.