1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Trung Quốc:

Áp lực tìm việc sau khi ra trường

15 đơn xin việc, 24 email đăng ký tìm việc online được gửi đến các nhà tuyển dụng trong vòng 7 ngày, và tất cả đều bị từ chối. Đó là tình cảnh đầy ảm đạm của Du Xin trong những ngày cuối nắm.

Du Xin 23 tuổi, tốt nghiệp một trường ĐH "cỡ bự" của Thượng Hải, một trung tâm kinh tế lớn bậc nhất TQ, nơi được đánh giá có nhiều cơ hội việc làm. Du Xin là trường hợp không hiếm, mà đúng hơn tình cảnh của cậu là chiếc gương phản chiếu của những sinh viên vừa tốt nghiệp ở TQ.

 

Áp lực để tìm một việc làm tốt ngay sau khi ra trường luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều SV. Chỉ trong năm 2005, đã có 3.38 triệu SV ra trường tăng 20% so với năm 2004 và theo các nhà chức trách thống kê được con số sẽ tăng lên 4 triệu SV trong năm này.

 

Những SV này đều mong muốn có một tương lai gì đó ở Thượng Hải. Trong số những người tìm việc trong năm 2006 sẽ bao gồm 2.7 triệu SV tốt nghiệp từ các Trung học dạy nghề, 2.1 học sinh, sinh viên tốt nghiệp cấp 2.3 và 1 triệu công nhân "dự bị" của các công ty, nhà máy và 8.4 triệu người đăng ký chưa có việc làm.

 

Áp lực tìm việc đặc biệt là với những người trẻ đang tăng mạnh trong 5 năm gần đây, một quan chức của bộ Lao động và An ninh xã hội cho biết.

 

Lãnh đạo các cấp cũnng đang cố gắng chủ động hơn trong việc cung cấp việc làm nhằm giải quyết tình trạng này. Theo Bộ trưởng Lao động và An ninh xã hội, TQ sẽ tạo 9 triệu công ăn việc làm trong năm 2006 và tái sử dụng lại 5 triệu người thất nghiệp nhằm mục đích giải quyết phần nào tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị giảm xuống còn 4.6%.

 

Hàng ngàn người TQ, trong đó có rất nhiều người cao tuổi, kỹ năng nghề nghiệp kém và sống trong điều kiện khó khăn đã tìm được việc làm trong các TP lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh kể từ khi có sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ.

 

Bên cạnh đó, TQ cũng nỗ lực nâng cao các chương trình giáo dục, mà đặc biệt chú trọng đến trường nghề. Sau khi nhận thấy rằng rất nhiều SV tốt nghiệp ra trường mà không được nhận làm dù đã xin đúng vào ngành mình học nhưng họ vẫn thiếu kỹ năng nghề nghiệp thực tế.

 

"Việc làm là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự bền vững của xã hội, nền kinh tế và sự phát triển căn bản. Thị trường lao động dồi dào là một trong những thế mạnh của TQ với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các xí nghiệp, nhà máy vẫn chỉ có thể trả cho công nhân với mức lương khá thấp dẫn đến sự khập khễnh trong kinh tế.

 

Rất ít người có khả năng chi trả những món hàng đắt tiền công nghệ cao trong khi chính phủ lại có chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế. "Nhu cầu tiêu dùng là một trong những yếu tố chính để phát triển kinh tế, nó phụ thuộc nhiều số lao động có việc làm. Giải quyết được vấn đề việc làm thì nền kinh tế mới phát triển bền vững được", Bộ trưởng Lao động và an ninh xã hội giải thích thêm.

 

Theo Tuổi Trẻ/Xinhua