1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Trọng trách giải cứu châu Âu được đặt vào tay Trung Quốc?

Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình trở thành quốc gia có nhiều khả năng nhất có thể hỗ trợ châu Âu giải quyết nợ nần.

Trọng trách giải cứu châu Âu được đặt vào tay Trung Quốc? - 1
Trọng trách giải cứu châu Âu được đặt vào tay Trung Quốc?
 
Khủng hoảng nợ Châu Âu đã chuyển sang một trạng thái mà có thể nhấn chìm cả nền kinh tế toàn cầu, lẽ dĩ nhiên không còn là vấn đề riêng của Phương Tây nữa. Cuộc khủng hoảng đang vượt xa cái mốc nguy hiểm mà cách đây 3 năm, vào thời điểm ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản. 

 

Vấn đề mấu chốt ở đây là Ý chứ không phải là Hy Lạp. Hy Lạp chỉ là một nước nhỏ, chiếm 2% trong GDP toàn Liên minh Châu Âu (EU). Trong khi đó, Ý thuộc khối 7 nước giàu nhất thế giới (G7), nợ chiếm 1,9 ngàn tỷ euro tương đương 120% GDP nước này, lớn hơn rất nhiều so với tổng lượng nợ mà Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, và Hy Lạp cộng lại. Trái phiếu của Ý đang được rao bán tại mức 4% cao hơn trái phiếu Đức, một điều chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Ý quá lớn để sụp đổ, và có lẽ quá lớn để bảo lãnh.

 

Đã có một số đề xuất kêu gọi phát hành trái phiếu euro, điều đó có thể là một cách để Đức bảo lãnh nợ cho Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp hay các nước đang gặp rắc rối này. Trên lý thuyết, đó là một phương án tuyệt vời, nhưng có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Vì sao? Bởi người Đức sẽ cực lực phản đối. Toà án tối cao Đức cho rằng điều này là trái hiến pháp nước này. Hơn nữa khi mà loại trái phiếu này được phát hành, Ý, Hy Lạp và các nước khác có thể sẽ mất đi động lực để tiến hành các biện pháp cải cách thắt chặt chi tiêu của họ.

 

Tương tự như vậy, ý tưởng về phối hợp giữa đánh thuế và chi tiêu nghe có vẻ tốt trên lý thuyết nhưng thực tế là bất khả thi. Các chính quyền sẽ không bao giờ từ bỏ chức năng cố hữu là đánh thuế. Số đông sẽ phản đối việc chuyển giao quyền lực này cho các quan chức EU, và không loại trừ việc chuyển giao này là vi hiến ở một số nước. Mặt khác, ngay cả khi vấn đề này được giải quyết thì cũng cần một thời gian dài để biện pháp thắt chặt tài chính này phát huy hiệu quả. Thị trường cần được bảo đảm ngay trong hiện tại.

 

Đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự năm 2008, Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson từng đề cập đến sự cần thiết của “Bazooka”, một loại “vũ khí” đủ mạnh để đưa cả thị trường đi vào ổn định. Yếu tố này dĩ nhiên Châu Âu không có. Ngay cả Đức - với tỷ lệ nợ chiếm 83% GDP - cũng không thể bảo lãnh nổi Ý và Tây Ban Nha. Hai nước này cần giải quyết xong 600 tỷ euro nợ trước khi kết thúc năm 2012. Ai có thể có được một số tiền lớn như vậy?

 

Ngày nay, 10 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối đang nằm đâu đó bên kia bán cầu. Đó là một khoản tiền lớn, đủ để một “Bazooka” được hình thành. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) có thể lui tới những nước nắm phần lớn số tiền lượng dự trữ như Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil, Ả rập xê út, và hỏi vay 750 tỷ USD. Tổ chức này cũng có thể dành khoản tín dụng này cho Ý và Tây Ban Nha nhưng sẽ giám sát kỹ lưỡng quá trình cải cách nền kinh tế, trợ cấp đồng nghĩa với tái cấu trúc. Mức tín dụng này có thể bao gồm cả chi phí đi vay và có thời hạn trong vòng 2 năm. Các điều khoản của IMF bảo đảm rằng Ý và Tây Ban Nha phải tiến hành cải tổ và có tăng trưởng.

 

Khủng hoảng Châu Âu sẽ nhanh chóng trở thành khủng hoảng chung và có thể sẽ là đợt suy thoái toàn cầu lần thứ hai. Và hẳn là sẽ tồi tệ hơn lần thứ nhất bởi các quốc gia có thể sẽ không còn có một công cụ tài chính nào nữa. Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn khi mà các khách hàng Châu Âu cũng như Mỹ phải thắt chặt chi tiêu mạnh hơn.

 

Ở một thế giới ngập chìm trong nợ nần thì quyền lực chuyển vào tay các chủ nợ. Kể từ sau Thế chiến lần thứ I, EU hoang tàn vì vay mượn, Đức bần cùng bởi các khoản bồi thường chiến tranh. Chỉ có một nước có khả năng cho vay, đó là Mỹ. Và cuộc khủng hoảng của ngày hôm nay, Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình trở thành quốc gia có nhiều khả năng nhất có thể hỗ trợ châu Âu giải quyết nợ nần.

 

Theo Bích Diệp
DVT