1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Bản tin trưa 8/7:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index

Mai Chi

(Dân trí) - Hầu hết ngành đều tăng điểm, dòng tiền hoạt động tích cực tại cổ phiếu đầu tư công, chứng khoán, bất động sản, trong khi đó, một số cổ trụ lại điều chỉnh.

1.170 điểm

Tạm đóng cửa phiên sáng, VN-Index vẫn neo trên ngưỡng 1.170 điểm dù chịu áp lực bán cơ cấu của nhà đầu tư. Cụ thể, chỉ số đại diện sàn HoSE tăng 3,64 điểm tương ứng 0,31% lên 1.170,12 điểm; VN30-Index tăng 1,4 điểm tương ứng 0,11% lên 1.230,63 điểm.

Trong khi đó, HNX-Index tăng mạnh 5,1 điểm tương ứng 1,88% lên 276,96 điểm; UPCoM-Index tăng 0,38 điểm tương ứng 0,44% lên 86,76 điểm.

Thanh khoản cải thiện nhưng vẫn thấp

So với phiên hôm 7/7, thanh khoản thị trường có cải thiện, tuy nhiên, do phiên hôm nay VN-Index sẽ phải kiểm định lại mốc 1.172 điểm nên tiền vào thị trường vẫn tương đối thận trọng. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt 6.322,77 tỷ đồng và trên HNX là 663,11 tỷ đồng.

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index

Tác động tích cực:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 1

Tác động tiêu cực:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 2

Top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 3

Trên sàn HNX:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 4

Top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 5

Trên sàn HNX:

Tiền vào cổ phiếu đầu tư công; VIC, VCB, VHM... là gánh nặng với VN-Index - 6

Dòng tiền theo nhóm ngành

Dịch vụ tài chính: SSI (383,9 tỷ đồng); VND (254,4 tỷ đồng); SHS (116 tỷ đồng); HCM (113 tỷ đồng); VCI (105 tỷ đồng);

Bất động sản: DIG (417,4 tỷ đồng); DXG (278,2 tỷ đồng); CEO (141,5 tỷ đồng);

Xây dựng và vật liệu: CII (106,2 tỷ đồng); HBC (50 tỷ đồng); LCG (49,2 tỷ đồng); VCG (38,9 tỷ đồng);

Tài nguyên cơ bản: HPG (281,6 tỷ đồng); NKG (115,9 tỷ đồng); HSG (86,7 tỷ đồng); KSB (16,5 tỷ đồng);

Hóa chất: DGC (206,4 tỷ đồng); DPM (89,7 tỷ đồng); DCM (64,5 tỷ đồng);

Dầu khí: BSR (105,7 tỷ đồng); PVS (64,3 tỷ đồng); PVD (26,4 tỷ đồng); PVC (5,8 tỷ đồng);

Ngân hàng: STB (193,6 tỷ đồng); TCB (106,4 tỷ đồng); LPB (39,1 tỷ đồng); SHB (31,1 tỷ đồng).