1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Tài sản toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ khủng khoảng 2007

(Dân trí) - Mặc dù tài sản toàn cầu giảm nhưng sự chênh lệch giàu và nghèo lại gia tăng. 1% người giàu nhất trên thế giới đang nắm giữ gần 50% tổng tài sản gia đình toàn cầu.

Báo cáo Thịnh vượng Toàn cầu năm 2015 do Credit Suisse vừa công bố cho thấy: Sự bất ổn trên các thị trường tài chính lớn đã kéo theo sự sụt giảm về tổng tài sản toàn cầu. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.

Tài sản toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008
Tài sản toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008

Mặc dù về tổng quan, tổng tài sản giảm, nhưng sự chênh lệch về giàu và nghèo lại gia tăng. Bằng chứng là 1% người giàu trên toàn thế giới đang nắm giữ tới 50% tổng tài sản gia đình trên toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra rằng: Tổng tài sản đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, trong đó số tài sản ở Trung Quốc tăng gấp 5 lần và tài sản ở Ấn Độ cũng gia tăng.

“Sự bất cân bằng về tài sản có thay đổi một chút qua thời gian, và khó có thể xác định rõ nguyên nhân của các xu thế này. Tuy nhiên, giá trị của các tài sản – đặc biệt là của các cổ phiếu công ty – dường như là một yếu tố quan trọng tác động đến xu hướng này, bởi vì những người giàu có hơn nắm giữ những tỷ lệ tài sản không cân đối trong tổ chức tài chính,” báo cáo cho biết.

Tổng tài sản toàn cầu giảm 12,5 nghìn tỷ USD xuống còn 250,1 nghìn tỷ USD trong bối cảnh giá trị đồng đô la Mỹ tác động mạnh lên bức tranh thịnh thượng toàn cầu, bởi vì khi định giá bằng đồng đô la Mỹ tổng tài sản toàn cầu giảm ở mọi khu vực, chỉ trừ Trung Quốc và Bắc Mỹ.

Mặc dù đây là lần đầu tiên tài sản gia đình toàn cầu giảm kể từ sau cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, nhưng khi bỏ qua sự suy giảm tại các thị trường tài chính lớn thì có một xu hướng rõ nét là tổng tài sản đều tăng qua các năm trong thế kỷ này, trừ giai đoạn khủng khoảng tài chính, báo cáo nêu rõ.

Sự sụt giảm về tổng tài sản cũng ảnh hưởng đến số lượng triệu phú trên thế giới. Mặc dù số triệu phú toàn cầu tăng 13,7 triệu người lên mức 36,1 triệu người năm 2014, thì con số này lại giảm xuống còn 33,7 triệu người trong năm 2015 do tác động của tỷ giá.

“Việc số triệu phú tăng 146% kể từ năm 2000 là kết quả của sự tăng dân số và phản ảnh một thực tế rằng lạm phát đã hạ bớt tiêu chuẩn trở thành thành viên của lâu lạc bộ triệu phú toàn cầu. Tuy nhiên, số triệu phú đã tăng đáng kể sau khi đơn giản hóa các tiêu chuẩn này,” các tác giả của báo báo nhận định

Mỹ đứng đầu danh sách các nước có tài sản tăng, với mức tăng 4,6 nghìn tỷ USD.

Ở châu Á, Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng tài sản đáng kể, tăng 1,5 nghìn tỷ USD trong khi đó tài sản của Nhật Bản tiếp tục giảm đều đặn, với mức giảm 3,5 nghìn tỷ USD.

Ở châu Âu, tài sản của nước Anh tăng 360 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu ghi nhận sự sụt giảm lớn về tài sản, như Pháp, Đức, Ý, và Tây Ban Nha do tác động của những thay đổi về tỷ giá trong năm qua. Úc và Canada ghi nhận sự sụt giảm về tài sản khoảng hơn 1,5 nghìn tỷ.

Thảo Nguyên
Theo CNBC

Tài sản toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ khủng khoảng 2007 - 2