1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

TPHCM:

Sợ rau “bẩn” người dân tự trồng rau trên sân thượng

(Dân trí) - Lo ngại về nhiều loại rau củ quả không đảm bảo vệ sinh và liên tục tăng giá “chóng mặt”, nhiều người dân thành phố đã tận dụng các khoảng trống trước nhà, ban công, sân thượng…để trồng rau tự phục vụ gia đình, bán cho hàng xóm.

Vườn mướp đắng trên sân thượng nhà ông Nghĩa sai trĩu quả
Vườn mướp đắng trên sân thượng nhà ông Nghĩa sai trĩu quả
Nhìn vào căn nhà 3 tầng nằm ngay trên đường Trần Quý Khoách (quận 1), ít ai tưởng tượng ra trên sân thượng của toà nhà này lại có một vườn rau củ quả xanh mướt. Bầu, bí, mướp đắng, dưa leo…được trồng thành hàng ngay thẳng.
 
Ông Trần Chánh Nghĩa (63 tuổi, chủ nhà) cho biết: “Trước tình trạng rau xanh kém vệ sinh, có hàm lượng hoá chất cao xuất hiện càng nhiều ngoài chợ nên vợ chồng tôi tận dụng khoảng trống trên sân thượng trồng một số loại rau, quả. Vừa đảm bảo cho sức khởe lại có thể tạo ra những món ăn ngon mỗi ngày”.

Quy trình trồng vườn rau xanh trên sân thượng được ông Nghĩa mô phỏng, đầu tiên ông dùng trấu đen, phân chuồng trộn chung rồi đem ủ khoảng 1 tháng. Sau đó đổ ra cho thêm bánh dầu, lân trộn đều ủ thêm 15 ngày thì đổ vào các chậu, gieo giống, trồng cây. Hiện vườn rau trên sân thượng của ông Nghĩa gồm có: Bí chuông, cà tím, mướp đắng, bí đao, rau xanh…bên cạnh đó còn có đủ các loại rau thơm như húng quế, rau răm, diếp cá, gừng, mới đây ông Nghĩa còn trồng thêm 20 bụi khoai mỳ để “nâng cấp” khu vườn trên sân thượng của mình.

Một chậu cà tím cho thu hoạch
Một chậu cà tím cho thu hoạch
Cây ớt đầy trái
Cây ớt đầy trái

“Vườn rau này cung cấp đủ rau củ sạch cho gia đình quanh năm. Nhiều khi dư ra thì tôi đem tặng hàng xóm. Đặc biệt, vườn rau này cũng là hình thức lao động nhẹ, giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày” – Ông Nghĩa chia sẻ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Bà Luận (vợ ông Nghĩa) cho biết thêm: “Gần đây liên tục thông tin nhiều loại rau củ không đảm bảo vệ sinh nên rất lo lắng. Từ ngày tự trồng rau, những bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng hơn, cảm giác cũng yên tâm vì sử dụng chính loại thực phẩm mà mình tạo ra”.

Không khó để bắt gặp hình chậu rau xanh nằm trước ban công, bên hàng rào, thậm chí nằm ngay sát mép đường. Mọi khoảng trống đều được người dân thành phố tận dụng để tự “sản xuất” rau sạch. Trong một con hẻm ở đường Trần Thánh Tông (phường 15, quận Tân Bình), rất nhiều loại rau được trồng trong thùng xốp. Loại rau được người dân nơi đây ưa thích nhất là rau mầm và rau muống trắng.

Rau xanh được người dân trồng ngay trước cửa nhà
Rau xanh được người dân trồng ngay trước cửa nhà
Rau xanh được người dân trồng ngay trước cửa nhà

Ngoài việc phục vụ cho bữa ăn của gia đình, một số người còn kinh doanh bằng cách bán cho mọi người xung quanh với giá 70.000 đồng/kg rau mầm.

Dù diện tích nhà không rộng nhưng chị Gấm (ngụ đường Huỳnh Văn Nghệ, quận Tân Bình) cũng tận dụng khoảng ban công phía trước để trồng rau xanh. “Giá cả thì liên tục leo thang, chất lượng rau xanh chưa chắc đã đảm bảo nên tôi tự trồng một số loại rau để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là cho con mình ăn loại rau sạch thấy yên tâm hơn” – Chị Gấm kể.

Việc trồng rau sạch để tự phục vụ gia đình đang có xu hướng nở rộ tại TP.HCM
Việc trồng rau sạch để tự phục vụ gia đình đang có xu hướng nở rộ tại TP.HCM
Việc trồng rau sạch để tự phục vụ gia đình đang có xu hướng nở rộ tại TP.HCM
Việc trồng rau sạch để tự phục vụ gia đình đang có xu hướng "nở rộ" tại TP.HCM

Theo lý giải của nhiều bà nội trợ, việc trồng được rau xanh tại nhà mang lại khá nhiều tiện lợi, tiết kiệm được một khoản chi phí đang kể và luôn đảm bảo được ăn rau sạch. Để có một chậu hoặc một thùng xốp trông rau chỉ tốn khoảng 40 ngàn đồng mà có thể tận dụng trồng được nhiều lần. Trong khi đó, giá rau tại chợ luôn tăng, đặc biệt sau mỗi lần bị ảnh hưởng của bão thì rau xanh càng trở nên khan hiếm và bị “thổi” giá lên khiến người tiêu dùng choáng váng.

Ghi nhận tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hoàng Hoa Thám, Tân Trụ, Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá mạnh. Cụ thể, dưa leo tăng từ 10.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg, rau muống tăng từ 5.000 lên 7.000 đồng/bó, các loại cải xanh, cải ngọt... cũng tăng 2.000 đồng/kg so với trước đó vài ngày.

Trung Kiên
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước