1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Những lý do chính khiến năng suất lao động VN thua kém nhiều nước

Về việc năng suất lao động VN bị xếp vào nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cho rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó cái thua lớn nhất là do VN còn ít sử dụng công nghệ cao.

Về việc năng suất lao động VN bị xếp vào nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cho rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó cái thua lớn nhất là do VN còn ít sử dụng công nghệ cao.

    Lạc hậu công nghệ

    Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
     
    Có một nghịch lý là ở các cuộc thi tay nghề ASEAN thì thí sinh VN luôn đạt giải cao, nhưng năng suất lao động lại thuộc loại thấp trong khu vực. Lý giải vấn đề này, ông Thọ cho rằng, đi thi thợ giỏi ASEAN thì chúng ta chọn “gà nòi” trong số những “gà nòi” để đi thi. Nước nào cũng chọn, nhưng thi thì chỉ chọn đủ số lượng thí sinh theo quy định, chứ không phải đưa đi dự thi ồ ạt được. Đội đi thi tay nghề ASEAN không phải là đội đại diện về tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề cho số lớn LĐVN. Cũng như những kỳ thi toán, vật lý thế giới, chúng ta thường đạt thứ hạng cao, nhưng ai dám khẳng định VN là cường quốc toán, vật lý? 

    Nói về năng suất lao động VN thấp, ông Thọ đưa ra nhiều nguyên nhân, như: Thể lực, sức khỏe LĐVN hạn chế; chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, các trường nghề nói riêng còn kém; chế độ đãi ngộ hiện nay mà tập trung là chính sách tiền lương chưa hợp lý…, trong đó trước hết là chúng ta thua do còn ít được sử dụng công nghệ cao.

    Theo ông Thọ, hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất ở nước ta hiện nay nói chung là đã quá lỗi thời, lạc hậu. Có những máy móc, thiết bị từ thời Liên Xô mà các nước đã thay thế từ lâu, nhưng đến nay chúng ta vẫn phải dùng. Bởi chưa tiếp cận được công nghệ cao nên kỹ năng, tay nghề bậc cao của LĐVN còn thấp, dẫn đến năng suất lao động còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực là chuyện đương nhiên.

    Liên quan đến vấn đề công nghệ, ông Thọ cho rằng, việc ưu tiên nguồn lực từ nhiều năm nay để đào tạo kỹ sư, CN giỏi cho đất nước chúng ta làm chưa tốt. Chất lượng GDĐT còn kém, chất lượng giáo dục đại học đã kém, nhưng các trường nghề còn kém hơn. Đầu vào của đại học VN còn thấp. Biểu hiện là qua các kỳ thi gần đây nhiều trường đã hạ điểm chuẩn gần bằng điểm sàn mà không lấy đủ chỉ tiêu giao. Đầu ra thì đang đào tạo nhiều ngành nghề mà xã hội không sử dụng đến do đã bảo hòa; sinh viên tốt nghiệp ra trường không đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường…
     
    Năng suất lao động thấp do một phần VN còn kém về công nghệ cao. Ảnh: Xuân Trường
    Năng suất lao động thấp do một phần VN còn kém về công nghệ cao. Ảnh: Xuân Trường

    Chính sách tiền lương chưa hợp lý

    Ông Thọ cho rằng, cần thay đổi chế độ đãi ngộ hiện nay mà tập trung là chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương hiện nay đang còn cào bằng, khó tạo được động lực hăng hái, sáng tạo trong làm việc. Những dịch vụ không liên quan đến sản xuất, kinh doanh ngày càng mở rộng đã tiêu tốn ngân sách quốc gia. Bộ máy biên chế lớn nhưng kém hiệu quả… Bởi vậy, chính sách tiền lương hiện nay trả cho CC, VC, NLĐ vừa đắt lại vừa rẻ. Rẻ là mức lương không đảm bảo đời sống tối thiểu cho NLĐ với tư cách họ là NLĐ. Đắt là có những người không xứng đáng nhận lương như thế nhưng vẫn được nhận, có người không xứng đáng nhận lương mức cao nhưng vẫn được nhận lương mức cao.

    Theo ông Thọ, để rút ngắn khoảng cách năng suất lao động giữa VN với các nước trên thế giới, việc đầu tiên là VN cần phải được sử dụng công nghệ cao (từ đó đòi hỏi có nguồn nhân lực cao), thay đổi chiến lược giáo dục đào tạo, trong đó tập trung cho vấn đề đào tạo là vấn đề đang còn kém, thay đổi thái độ đánh giá, tôn vinh chất lượng LĐ và cần áp dụng chính sách trả lương theo công việc và theo kết quả cuối cùng.
     
    Theo Xuân Trường
    Lao động
     

    Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”