1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào sinh lời tốt nhất hiện nay?

Triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tốt hơn trong năm 2015 nhờ tăng trưởng tín dụng cao hơn, chất lượng tài sản được cải thiện và hàng loạt các thương vụ M&A lớn. So sánh chung một số ngân hàng lớn trên thị trường, hiệu suất sinh lợi của MB vẫn dẫn đầu toàn ngành.

Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào sinh lời tốt nhất hiện nay?

 

Triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tốt hơn trong năm 2015 nhờ tăng trưởng tín dụng cao hơn, chất lượng tài sản được cải thiện và hàng loạt các thương vụ M&A lớn. So sánh chung một số ngân hàng lớn trên thị trường, hiệu suất sinh lợi của MB vẫn dẫn đầu toàn ngành.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Mùa đại hội cổ đông ngành ngân hàng năm nay đang “nóng” lên với nhiều thông tin sáp nhập. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng cũng được giới đầu tư săn đón nhiều hơn.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tốt hơn trong năm 2015 nhờ tăng trưởng tín dụng cao hơn, chất lượng tài sản được cải thiện và hàng loạt các thương vụ M&A lớn.

 

Vậy nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào sẽ giúp nhà đầu tư sinh lời tốt nhất hiện nay?

 

So sánh chung giữa với một số ngân hàng lớn trên thị trường từ năm 2009 đến 2014, hiệu suất sinh lợi của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn dẫn đầu toàn ngành. Với chỉ số ROE đạt 15.80%, ROA đạt 1.31% và EPS đạt 2.136 đồng/cổ phiếu trong năm 2014, MB tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về hiệu suất sinh lợi. Trong đó, chỉ số ROE và EPS dẫn đầu trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2012 đến năm 2014.

 

Lý giải về xu hướng sụt giảm trên, đại diện MB cho hay, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung toàn ngành, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như những năm vừa qua và hoạt động của toàn ngành ngân hàng đối mặt với áp lực suy giảm tín dụng, rủi ro nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng.

 

 So sánh chỉ số ROA, ROE, EPS của các Ngân hàng từ 2009 đến 2014.
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất được công bố bởi các ngân hàng)

Ngân hàng
Chỉ tiêu
2014
2013
2012
2011
2010
2009
VCB
ROE (%)
10.80%
10.40%
12.50%
17.10%
23.00%
25.90%
ROA (%)
0.90%
1.00%
1.10%
1.30%
1.50%
1.70%
EPS(đồng/CP)
     1,851
     1,889
     2,054
     2,562
     3,398
     3,260
CTG
ROE (%)
10.50%
13.20%
19.80%
26.80%
22.40%
20.70%
ROA (%)
0.90%
1.10%
1.30%
1.50%
1.10%
1.20%
EPS(đồng/CP)
     1,538
     1,831
     2,649
     3,536
     2,607
     2,723
STB
ROE (%)
12.60%
14.60%
5.10%
14.00%
15.60%
18.30%
ROA (%)
1.30%
1.40%
0.50%
1.40%
1.50%
1.90%
EPS(đồng/CP)
     1,780
     1,924
        665
     2,004
     2,214
     2,377
TCB
ROE (%)
7.50%
4.80%
5.90%
28.80%
24.80%
26.30%
ROA (%)
0.60%
0.40%
0.40%
1.90%
1.70%
2.20%
EPS(đồng/CP)
     1,219
        744
        869
     4,012
     3,361
     3,760
VIB
ROE (%)
 
0.60%
6.30%
8.70%
16.60%
17.70%
ROA (%)
 
0.10%
0.60%
0.70%
1.10%
1.00%
EPS(đồng/CP)
 
        122
     1,224
     1,549
     2,472
     2,106
ACB
ROE (%)
7.60%
6.50%
7.50%
27.50%
21.70%
24.60%
ROA (%)
0.50%
0.50%
0.40%
1.30%
1.30%
1.60%
EPS(đồng/CP)
     1,015
        881
        990
     3,421
     2,716
     3,107
SHB
ROE (%)
7.60%
8.60%
0.40%
15.00%
15.00%
13.60%
ROA (%)
0.50%
0.70%
0.00%
1.20%
1.30%
1.50%
EPS(đồng/CP)
        892
        958
          39
     1,812
     1,798
     1,592
EIB
ROE (%)
0.40%
4.30%
13.30%
20.40%
13.50%
8.60%
ROA (%)
0.00%
0.40%
1.20%
1.90%
1.80%
2.00%
EPS(đồng/CP)
          45
        533
     1,731
     2,652
     1,875
     1,414
VPB
ROE (%)
15.00%
14.20%
10.10%
14.30%
13.00%
12.00%
ROA (%)
0.90%
0.90%
0.70%
1.10%
1.20%
1.30%
EPS(đồng/CP)
     2,069
     1,764
     1,175
     1,767
     1,646
     1,386
MBB
ROE (%)
15.80%
16.30%
20.50%
20.70%
22.10%
20.80%
ROA (%)
1.30%
1.30%
1.50%
1.50%
2.00%
2.10%
EPS(đồng/CP)
     2,191
     2,151
     2,666
     2,624
     2,770
     2,698

 
 
 
 

  

Báo cáo tài chính của MB cho thấy, tăng trưởng chung của ngân hàng này tiếp tục được duy trì trên 20%. Kết thúc năm 2014, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng hoàn thành ở mức khá cao, như tổng Tài sản đạt 200.489 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.174 tỷ đồng; huy động tăng 23%, dư nợ tăng 15%. Nợ xấu duy trì ở mức 2.73%. Hoạt động chung của ngân hàng được đánh giá là ổn định và bền vững.

 

Trong khi đó, hệ số CIR (chi phí bỏ ra cho mỗi đồng thu nhập mang về) của MB được quản lý ở mức thấp nhất trên thị trường. Sự tương quan giữa các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh và chi phí cho hoạt động kinh doanh của MB đã phản ánh rõ nét hiệu quả trong công tác quản trị điều hành kinh doanh của MB, cũng như lợi ích MB mang lại cho cổ đông.

 

Một trong những yếu tố giúp MB giảm chi phí hoạt động phải kể đến là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn đo lường và kiểm soát chất lượng mọi mặt hoạt động (ISO, SLA, …) của ngân hàng, phát triển hệ thống mạng lưới địa lý một cách có chọn lọc cùng với phát triển kênh giao dịch thay thế, đầu tư nghiên cứu các sản phẩm – dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao…

 

Bên cạnh đó, MB cũng được đánh giá tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/ tổng tài sản có rủi ro - CAR) với tỷ lệ an toàn vốn đạt 10.07% và tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để vay trung, dài hạn chỉ ở mức 19.03%.

 

Về nợ xấu, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán vừa được MB công bố, nợ xấu được giữ ở mức 2,73% - mức khá tốt so với bình quân toàn ngành và thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3,5% mà ngân hàng này đã đặt ra trong kế hoạch năm 2014. Báo cáo của TGĐ MB cũng cho biết, việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện ở “mức an toàn cao”.

 

Sau 2 năm trì hoãn, năm 2015 cũng chính thức áp dụng thông tư 02 của NHNN về phân loại nợ xấu. Điều này được dự đoán sẽ làm thay đổi về cách tính nợ xấu của các ngân hàng hiện nay.

 

Tuy nhiên, cùng với BIDV và Vietcombank, MB là một trong 3 ngân hàng Việt Nam đã thực hiện phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính được quy định tại Điều 7 của Quyết định 493 về phân loại các khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước. Phương pháp này được cho là chặt chẽ và khá sát so với tiêu chuẩn Basel II và Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước. Điều này sẽ góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thông tư 02 lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng thời gian tới.

 

Trong kế hoạch hoạt động năm 2015, MB đặt kỳ vọng tăng trưởng tổng tài sản ở mức 8 – 10%, tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng; tăng trưởng huy động ở mức 8%; dư nợ ở mức 15 – 17%, lợi nhuận ở mức 3.250 tỷ đồng (riêng ngân hàng là 3.150 tỷ đồng) và kiềm soát nợ xấu dưới 3%.

 

PV
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”