1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước có nhiều hình thức; với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải sắp xếp lại để bảo toàn vốn.

Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, chiều 1/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã chủ trì cuộc họp báo, thông báo những nội dung chính của phiên họp.

 

Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến triển khai kế hoạch đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: Chủ trương của Chính phủ là đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt hơn vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc sắp xếp, đổi mới có nhiều hình thức; đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì cần phải sắp xếp lại để bảo toàn vốn.

 

Về những giải pháp để thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% và lạm phát xuống 1 con số trong năm 2012, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết cuối tháng 12, Chính phủ sẽ họp với các địa phương về vấn đề này và đề ra chương trình hành động. Trước mắt, sẽ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về chính sách tín dụng, thuế...

 

Liên quan đến điều hành lãi suất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến cho rằng mục tiêu của năm tới kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn năm nay, có cơ sở để điều hành lãi suất giảm hơn nhưng ở mức độ nào, bao nhiêu còn phải tính toán thận trọng thêm. Mặt khác, chính sách tiền tệ chỉ là một bộ phận trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

 

Đề cập việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nguyên tắc và mục đích là để hệ thống ngân hàng nói riêng cũng các như thiết chế tài chính nói chung hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

 

Theo Bộ trưởng, hiện Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại hay thiết chế tài chính đủ mạnh tầm khu vực, do vậy c ần có một bước căn bản để đến năm 2015 phải có ít nhất một ngân hàng có quy mô tầm khu vực.

 

Đối với các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân hàng nào phát triển tốt thì phải được tạo điều kiện để làm tốt hơn, chỗ nào đang khó khăn thì cần được giúp đỡ để bớt khó khăn, hoạt động ổn định. Tinh thần chung là cổ phần hóa các ngân hàng và mức độ cổ phần hóa đại chúng, rộng rãi, đảm bảo minh bạch, an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó cũng phải tiến hành sắp xếp các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.../.

 

Theo Thanh Hòa
TTXVN/Vietnam+