1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Chuyên gia giải mã tiêu điểm kinh tế Trung Quốc

(Dân trí) - Theo chuyên gia, tới thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được nhìn nhận như một thị trường “hoang dại” trong nền kinh tế toàn cầu.


Theo chuyên gia, tới thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được nhìn nhận như một thị trường “hoang dại” trong nền kinh tế toàn cầu.

Theo chuyên gia, tới thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được nhìn nhận như một thị trường “hoang dại” trong nền kinh tế toàn cầu.

Ông Alastair Hughes, Tổng giám đốc JLL khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới đây đã có những đánh giá giải nghĩa về những tiêu điểm nền kinh tế Trung Quốc. Vị chuyên gia này cho rằng, sự phát triển kinh tế Trung Quốc đã từng là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên khắp thế giới vì tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng trưởng cao trước đây.

"Như chúng ta đã biết, từ năm 2002 đến 2011, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc rất ấn tượng, trung bình khoảng 10% mỗi năm. Tuy nhiên, con số ấy đã giảm dần chỉ còn 6,8% vào năm 2015 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm còn 6% trước năm 2017. Tại cuộc họp mới đây của Cục dự trữ liên bang (FED), tình trạng bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc phần nào đã dẫn đến việc FED phải điều chỉnh hạ dự báo trước đó là sẽ tăng lãi suất một điểm phần trăm cho năm nay, giờ đây các quan chức FED dự báo sẽ chỉ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm cho năm nay", ông Alastair Hughes nói.

Theo ông Alastair Hughes, Trung Quốc đã mất lợi thế cạnh tranh về chi phí lao động so với các quốc gia đang phát triển khác. Một số ngành đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất do chính phủ trực tiếp chỉ đạo việc đầu tư, đặc biệt là trong ngành sản xuất. Một số vấn đề khác liên quan đến sự thay đổi của quốc gia này từ một nền kinh tế dẫn đầu về đầu tư trở thành một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào mức tiêu thụ nội địa. Mặc dù phân khúc sản xuất của Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm, phân khúc dịch vụ đang mở rộng đáng kể và bù đắp lại sự thiếu hụt, và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên.

Quy mô của Trung Quốc, kể cả về mặt kinh tế và địa lý, cũng như sự phát triển nhanh chóng của đất nước này, đã tạo ra nhiều động lực phát triển khác nhau cho thị trường bất động sản Trung Quốc. Trong những năm gần đây, sự phát triển bùng nổ của phân khúc thương mại điện tử cũng thúc đẩy nhu cầu về bất động sản công nghiệp. .

"Theo dữ liệu mới nhất của chúng tôi, lượng doanh thu từ phân khúc nhà ở của 20 thành phố trọng điểm tại Trung Quốc tăng vọt 28% so với cùng kì năm 2015. Trong khi đó, với thị trường văn phòng, các công ty dịch vụ tài chính nội địa mở rộng không ngừng tại các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến với giá thuê trong những khu vực này đang phát triển nhanh chóng", ông cho biết.

Cũng theo vị này, mặc dù có nhiều vấn đề tiêu cực nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phát triển. Vì vậy, có thể lập luận rằng yếu tố quyết định chính là nhu cầu về diện tích bất động sản thương mại vẫn tiếp tục tăng. Kết nối nhu cầu này đối với khả năng cung ứng hiện tại và có thể cả nguồn cung tương lai, từ thị trường này sang thị trường khác, chính là chìa khóa để đưa ra những quyết định thông minh trong thị trường bất động sản.

"Tới thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được nhìn nhận như một thị trường “hoang dại” trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng khiến sự phát triển đáng kể tại khu vực này, điều đó cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang thay đổi thành một tiêu chuẩn mới. Đôi khi nhiều tin tức riêng lẻ không phản ánh toàn bộ bản chất sự việc. Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi liệu thị trường bất động sản của quốc gia này đang phát triển hay đang đi xuống đó là “cả hai”", Alastair nói thêm.

Phương Dung

Chuyên gia giải mã tiêu điểm kinh tế Trung Quốc - 2