1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ để tối ưu hóa hoạt động

Trường Thịnh Phương Dung

(Dân trí) - Trong đại dịch Covid-19, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng hướng tới trải nghiệm trực tuyến thông minh hơn, các đơn vị bán lẻ cần phải áp dụng các giải pháp công nghệ bán lẻ phù hợp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam cho hay, trong bối cảnh ngành bán lẻ đang bị đại dịch làm gián đoạn, nghiên cứu của Zebra cho thấy rằng người tiêu dùng mong muốn có trải nghiệm mua sắm an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời vẫn đảm bảo được những kỳ vọng tối thiểu. Có đến 70% người tiêu dùng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương (CATBD) ưa thích được giao hàng trực tiếp hơn so với nhận tại cửa hàng, và 65% người tiêu dùng ở khu vực này ưu tiên mua sắm tại các cửa hàng cho phép thanh toán không tiếp xúc.

Nghiên cứu đã chỉ ra sự tăng trưởng của hành vi đặt hàng qua thiết bị di động, với 72% người tiêu dùng được khảo sát sử dụng đặt hàng qua di động và tới 82% người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ này trong tương lai.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ để tối ưu hóa hoạt động - 1
Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam.

Các công nghệ sử dụng trong ngành bán lẻ, từ thiết bị của nhân viên bán hàng cho tới công nghệ tự động hóa thông minh và công nghệ dự báo đề xuất sẽ không còn là các xu hướng công nghệ tạo khác biệt, mà đã trở thành các nhân tố cần thiết cho kinh doanh bán lẻ hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ cần lựa chọn đúng giải pháp và đối tác công nghệ.

Nhà bán lẻ đạt một nửa thành công nếu đầu tư công nghệ ngay từ đầu

Xin bà cho biết các doanh nghiệp bán lẻ phải làm gì để vượt qua những thách thức đó?

Bà Tracy Yeo: Đại dịch Covid-19 đã cho thấy rằng thay đổi là điều tất yếu để tồn tại, và ngành bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Là ngành kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp bán lẻ cần thay đổi rất nhanh để vượt qua khó khăn thách thức, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và trợ giúp trong một thế giới mới.

Do đó, nghịch cảnh đã thúc đẩy năng lực sáng tạo, tăng trưởng, trải nghiệm mới và thực hiện đơn hàng. Khách hàng luôn mong muốn nhận được những tiện ích cơ bản nhất: tốc độ, sự tiện lợi và an toàn, với tính năng thanh toán dễ dàng, định giá chính xác, hàng hóa luôn sẵn có và kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng. Do đó, các đơn vị bán lẻ cần có tư duy số hóa để có thể cung cấp các tiện ích cơ bản, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, với mọi hình thức mua sắm.

Công nghệ phù hợp sẽ giúp cho nhân viên tại các cửa hàng bán lẻ có thông tin về tình trạng sẵn có của hàng hóa, nhận được các kết quả phân tích hữu ích và cách bố trí cửa hàng. Những công cụ này cho phép các nhà bán lẻ mang lại trải nghiệm tốt hơn, cải thiện lòng trung thành của khách hàng và củng cố vị thế cũng như tương lai của mình trên thị trường.

Khi doanh nghiệp triển khai áp dụng công nghệ mới, nhân viên cần được đào tạo một cách thỏa đáng để có thể khai thác tối đa lợi ích của các công cụ mới và hoàn thành công việc với kết quả cao hơn. Có thể nói, các nhà bán lẻ đã đạt một nửa thành công nếu họ đầu tư và áp dụng công nghệ phù hợp ngay từ đầu.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ để tối ưu hóa hoạt động - 2
Ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Covid-19 sẽ làm "bùng nổ" mua sắm trực tuyến

Xin bà chia sẻ nhận định của mình về thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam? Bà có thấy các xu hướng tương tự ở thị trường Việt Nam hay không?

Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng có những xu hướng tương tự. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA), Bộ Công Thương Việt Nam, vào năm 2020 có tới 53% người dân Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Nhờ đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tương đương 11,8 tỷ USD. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia, ước tính đến năm 2025, có tới 55% người dân Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị hàng hóa và dịch vụ được mua sắm trực tuyến bình quân đầu người hàng năm đạt 600 USD.

Đại dịch Covid-19 càng làm cho xu hướng thương mại điện tử này diễn ra nhanh chóng hơn. Khi các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và giãn cách xã hội được áp dụng, người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng Internet làm phương tiện để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của họ trong khi phải ở nhà để bảo đảm an toàn. Nhưng người tiêu dùng sẽ không muốn quay lại cách mua sắm cũ sau khi đã trải nghiệm sự tiện lợi của thương mại điện tử, kể cả sau khi đại dịch Covid-19 đã đi qua.

Qua quá trình làm việc với nhiều đơn vị bán lẻ và DNVVN tại Việt Nam, theo bà những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt là gì? Bà có khuyến nghị gì để những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và làm khách hàng hài lòng?

Trong bối cảnh nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến, vẫn có một số lượng đáng kể người tiêu dùng khác (58%) ưa thích hình thức mua sắm tại cửa hàng hơn. Không gì có thể thay thế được dịch vụ cá nhân, ngoại trừ dịch vụ cá nhân được tối ưu hóa bởi công nghệ.

Đây là tin tốt đối với các đơn vị bán lẻ truyền thống, nhưng muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện đại, các doanh nghiệp này cần hiện đại hóa hoạt động của mình.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, họ cũng nên lưu ý rằng có tới 84% DNVVN trên thế giới vẫn đang sử dụng quy trình thủ công trong hoạt động.

Mặc dù vậy, họ cũng cần biết rằng tiến bộ công nghệ đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ dễ dàng hiện đại hóa hoạt động của họ, bất kể tại cửa hàng bán lẻ, ở nhà kho hoặc trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Các giải pháp sáng tạo hiện nay có khả năng triển khai dễ dàng hơn, sử dụng trực quan hơn và giúp hoàn vốn đầu tư (ROI) nhanh chóng hơn.

Trang bị cho nhân viên bán hàng những công nghệ phù hợp để tăng cường hiệu quả làm việc của họ là bước đi đầu tiên, và sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như doanh số bán lẻ. Sau cùng, công nghệ sẽ làm cho cách thức làm việc của nhân viên cửa hàng trở nên dễ dàng hơn, giúp họ tập trung vào các hoạt động chiến lược, mang lại giá trị, chẳng hạn như tăng giá trị cho các tương tác của khách hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

*Zebra Technologies đã có hơn 50 năm kinh nghiệm trong tăng cường sức mạnh cho người lao động trực tiếp của các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ. Zebra cũng hợp tác chặt chẽ với hơn 10.000 đối tác trên 100 quốc gia, để có thể tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng trước khi đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ.