1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

230 mã tăng, VN-Index vượt 403 điểm

(Dân trí) - Mặc dù đầu phiên, hai chỉ số đã có lúc giảm điểm, VN-Index đánh mất mốc 400 trong đợt 1, song nhờ sự hoạt động tốt tại nhiều mã lớn, chỉ số này đã cầm cự được tốt ở ngưỡng kháng cự mạnh.

Sáng 26/12, trong khi đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) diễn ra ở TPHCM thì trên sàn, cổ phiếu của ngân hàng này liên tục đạt mức giá xanh, tăng 200 đồng tương ứng 1,3% lên 16.200 đồng/cp.

Giao dịch tại ACB khá thận trọng, khớp lệnh chỉ đạt 244,2 nghìn đơn vị.

Trong khi đó, tại các mã ngân hàng khác như SHB, CTG, EIB diễn biến về giá cũng rất tốt và được khớp lệnh với khối lượng lớn.

SHB khớp 4,2 triệu cổ phiếu, CTG khớp 1,14 triệu và EIB cũng được khớp trên 1 triệu. Dư bán giá trần tại SHB còn gần 4,5 triệu cổ phiếu trong tổng số gần 8 triệu dư bán cuối phiên.

Thị trường đang diễn biến tốt trong giai đoạn cuối năm.
Thị trường đang diễn biến tốt trong giai đoạn cuối năm.

Ở chiều ngược lại, VCB mất điểm nhẹ 100 đồng, mức giảm nhẹ hơn so mức chào phiên là 500 đồng mỗi đơn vị. Tuy vậy, khớp lệnh tại VCB lại rất thấp, hơn 70 nghìn cổ phiếu.

STB mất 300 đồng, khớp lệnh cũng chỉ 160 nghìn cổ phiếu. Đây là phiên giảm giá lần thứ 5 liên tiếp của mã cổ phiếu này.

Ngoài ra, một số bluechips khác cũng mất điểm phiên này: DPM, HAG, PVD đều mất 100 đồng, HPG mất 300 đồng, KDC mất 200 đồng.

Bù lại, cứu điểm cho hai chỉ số chung có VNM, BVH, CTG, VCG, SQC...Trong đó, VNM tăng điểm mạnh nhất, tăng tới 2.500 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng 2,9%. Với 3 phiên tăng liên tiếp, đến nay giá VNM đạt mức 87.500 đồng/cp. Trong khi đó, SQC cũng tăng 300 đồng lên 80.000 đồng/cp.

KBC và PDR tăng trần. Trong khi PDR tăng trầm mạnh 700 đồng nhưng được khớp lượng cổ phiếu ít ỏi thì ở KBC, lượng khớp đạt tới trên 2,2 triệu đơn vị. Lực cầu đối với KBC đạt tố, lệnh đặt bán được quét sạch, cuối phiên còn dư mua giá trần gần 202 nghìn đơn vị.

ITA tăng 100 đồng, song thị giá của ITA hiện rất thấp, chỉ 4.500 đồng/cp, khớp 2,1 triệu cổ phiếu. Dư bán giá trần đạt 1,93 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưu ái BVH, CTG, OGC và DPM. Khối lượng cổ phiếu CTG được nhà đầu tư ngoại mua vào đạt 335,32 nghìn cổ phiếu, BVH được mua vào 123,85 nghìn, DPM được mua 131,85 nghìn và OGC được mua 132 nghìn.

Ở phương thức thỏa thuận, VIC được giao dịch mạnh nhất với khối lượng lên đến gần 2,6 triệu đơn vị tại mức giá tham chiếu 74.000 đồng. Tổng giá trị của lô thỏa thuận đạt 190 tỷ đồng.

SEC của Mía đường Nhiệt điện Gia Lai cũng được thỏa thuận ở mức giá giảm 19.500 đồng 2,5 triệu đơn vị, trị giá 48,75 tỷ đồng.

Tạm đóng cửa phiên giao dịch sáng, VN-Index tiếp tục cầm được mức 403,18 điểm với mức tăng 1,84 điểm tương ứng 0,46%. Số mã tăng đạt 117, có 36 mã tăng trần trong khi phía giảm điểm có 62 mã, 12 mã giảm sàn.

Đầu phiên, chỉ số này đã có lúc sụt giảm mạnh xuống 398 điểm nhưng sang đợt 2 phục hồi trở lại, bứt phá tại ngưỡng kháng cự.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,24 điểm lên 55,28 điểm nhờ có 113 mã tăng, 35 mã tăng trần áp đảo 66 mã giảm, 21 mã giảm sàn.

Thanh khoản duy trì tốt với 27,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trên HSX đạt trị giá 309,5 tỷ đồng; HNX có 34,3 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 216,9 tỷ đồng.

Chuỗi tăng điểm trở lại giữa bối cảnh các chính sách vĩ mô cho năm tới dần rõ hơn với quyết tâm xử lý nợ xấu của Chính phủ cũng như các phương án giải cứu thị trường bất động sản được đưa ra.

Mai Chi