"Điều chỉnh" bộ não để làm giảm đau

(Dân trí) - Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Manchester đã chỉ ra rằng, nếu não được “điều chỉnh trong” đến một tần số cụ thể thì cơn đau mãn tính có thể được giảm nhẹ.

Đau mãn tính, là đau kéo dài hơn sáu tháng, là vấn đề thực sự đối với nhiều người, với ước tính 20-50% dân số nói chung bị đau mãn tính (bao gồm 20% số lần hội chẩn trong chữa trị đa khoa).

Vấn đề này lớn hơn nhiều ở người lớn tuổi với 62% dân số Anh trên 75 tuổi bị đau mãn tính. Đau mãn tính thường là một sự kết hợp của các cơn đau cấp tính thường xuyên và đau dai dẳng mạn tính. Đáng tiếc là có rất ít phương pháp điều trị sẵn có mà hoàn toàn an toàn, đặc biệt là ở người già.


Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Manchester đã chỉ ra rằng, nếu não được “điều chỉnh trong” đến một tần số cụ thể thì cơn đau mãn tính có thể được giảm nhẹ.

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Manchester đã chỉ ra rằng, nếu não được “điều chỉnh trong” đến một tần số cụ thể thì cơn đau mãn tính có thể được giảm nhẹ.

Tế bào thần kinh trên bề mặt của não phối hợp với nhau ở một tần số cụ thể tùy thuộc vào tình trạng của não. Các sóng Alpha được điều chỉnh ở 9-12 chu kỳ trong mỗi giây mới đây đã được kết hợp với các bộ phận được phép của não liên quan đến khả năng kiểm soát cao hơn để ảnh hưởng đến các bộ phận khác của não.

Các nhà nghiên cứu tại Tập đoàn Nghiên cứu về Đau ở người(Human Pain Research Group) tại Đại học Manchester cho thấy sóng alpha từ phía trước của não, não trước, được kết hợp với thuốc giảm đau giả dược và có thể ảnh hưởng đến cách mà các phần khác của não gây đau.

Điều này dẫn đến ý tưởng rằng nếu chúng ta có thể “điều chỉnh” bộ não để thể hiện nhiều sóng alpha hơn, có lẽ chúng ta sẽ có thể làm giảm đau ở một số người bị các bệnh nhất định.

Tiến sĩ Kathy Ecsy và các đồng nghiệp thuộc Tập đoàn Nghiên cứu về Đau ở người tại Đại học Manchester đã chỉ ra rằng điều này có thể được thực hiện bằng cách cho các tình nguyện viên dùng kính đeo mắt phát ánh sáng trong dải alpha hoặc được kích thích bằng âm thanh ở hai tai theo chu kỳ để tạo ra tần số kích thích tương tự. Họ phát hiện ra rằng cả hai kiểu kích thích thị giác và thính giác này làm giảm đáng kể cường độ đau gây ra bởi nhiệt laser liên tục tỏa sáng trên mặt sau của cánh tay.

Giáo sư Anthony Jones là giám đốc của Manchester Pain Consortium, là conxoociom tập trung vào việc nâng cao sự hiểu biết và điều trị đau mãn tính. Ông nói: “Điều này rất thú vị vì nó tạo ra một liệu pháp tiềm năng mới, đơn giản và an toàn mà giờ đây có thể được thử nghiệm ở các bệnh nhân. Tại các sự kiện cam kết với công chúng gần đây chúng tôi đã có được nhiều sự quan tâm nhiệt tình từ các bệnh nhân đối với cách tiếp cận điều trị thần kinh này.”

Cần thêm các nghiên cứu để thử nghiệm hiệu quả ở bệnh nhân bị các bệnh đau khác nhau, nhưng sự đơn giản và chi phí thấp của công nghệ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu lâm sàng như vậy.

Tiến sĩ Chris Brown, Giảng viên Tâm lý học tại Đại học Liverpool, người đã tham gia vào nghiên cứu khi làm việc tại Manchester, cho biết: “Điều thú vị là kết quả tương tự đã thu được với việc kích thích thị giác và thính giác, sẽ cung cấp khả năng linh hoạt khi áp dụng công nghệ này trong các nghiên cứu ở bệnh nhân. Ví dụ, điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân bị khó ngủ vì đau tái diễn vào ban đêm.”

Linh Trang (Theo Medicalxpress )