Bằng chứng mới cho thấy vitamin D có thể ngăn chặn nhiễm trùng đường hô hấp

(Dân trí) - Theo kết luận từ một nghiên cứu phân tích tổng hợp quy mô lớn trên 10.000 người tình nguyện cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể hỗ trợ ngăn ngừa một trong các nguyên nhân chính gây tử vong đó là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.


Bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính?

Bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính?

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chiếm 10% số xe cứu thương và phòng khám cấp cứu tại Hoa Kỳ. Bao gồm từ cảm lạnh thông thường đến viêm phổi và viêm phế quản. Các tình trạng này là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 2,65 triệu người trên khắp toàn cầu tính trong năm 2013.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp có một phạm vi rộng các yếu tố nguy cơ, bao gồm tình trạng có quá nhiều người ở tại một nơi, sống trong môi trường ẩm ướt, ô nhiễm không khí, và cha mẹ hút thuốc. Hơn nữa, theo một số nghiên cứu báo cáo, còn bao gồm cả yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng đó là tình trạng thiếu hụt vitamin D .

Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng vitamin D có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch với các virút và vi khuẩn. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nhiễm khuản đường hô hấp với việc bổ sung vitamin D vẫn đang là vấn đề gây tranh luận. một số nghiên cứu ủng hộ các kết luận này, trong khi đó số khác lại không thừa nhận. Cho đến nay, có 5 nghiên cứu phân tích tổng thể đã được tiến hành dựa trên các dữ liệu sẵn có. Hai trong số đó đã báo cáo về các tác dụng có tích cực đáng k nhưng có 3 nghiên cứu phân tích không tìm thấy tác dụng đáng kể nào.

Đi sâu vào nghiên cứu các dữ liệu về vitamin D

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, các nghiên cứu phân tích tổng hợp lớn nhất cho đến nay đã được công bố trong tuần này trên tạo chí British Medical Journal.

Nghiên cứu phân tích này, do một nhóm nghiên cứu quốc tế thực hiện, lần đầu tiên sử dụng dữ liệu cá nhân của những người tham gia (IPD) thay vì dùng phương pháp luận tổng hợp trong phân tích tổng thể trước đó. Bằng cách này, những thay đổi được đo tại các điểm khác nhau trong phạm vi thời gian từng người tham gia từng thử nghiệm, thay vì kê khai đầy đủ dữ liệu trong bản tóm tắt tổng hợp. IPD được coi là "tiêu chuẩn vàng" của đánh giá có tính hệ thống.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 25 thử nghiệm kiểm soát điều tra nghiên cứu sự bổ sung vitamin ngẫu nhiên. Trong số đó, đã phân tích được dữ liệu của 11.321 người tham gia.

Sau khi điều chỉnh các biến số trùng hợp tiềm năng như giới tính, tuổi tác và thời gian nghiên cứu, họ đã phát hiện thấy việc bổ sung vitamin D tạo ra sự giảm sụt 12% theo tỷ lệ những người tham gia trải qua ít nhất một lần mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính hay có nghĩa là nếu 33 người uống bổ sung vitamin D thì có một người trong số đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Khi các kết quả nghiên cứu này được phê chuẩn thì việc bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa khoảng 1 triệu người khỏi nhiễm trùng đường hô hấp mỗi năm.

Kết quả thu được từ các dữ liệu

Khi nhóm nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn vào các dữ liệu, họ phát hiện thấy rằng các tác động tích cực rõ rệt hơn ở những người tham gia uống vitamin D hàng ngày hoặc hàng tuần mà không cần bổ sung liều lượng lớn. Hiệu quả này cũng rõ ràng hơn đối với những cá nhân bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng hơn - chỉ có 1 trong 4 người trong nhóm này cần phải dùng vitamin D thường xuyên để có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Theo các tác giả nghiên cứu cho biết: Kết quả nghiên cứu này bổ sung thêm vào nhiều bằng chứng hỗ trợ giới thiệu các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe công động như là tăng cường thực phẩm để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D, đặc biệt là ở những nơi thường bị thiếu hụt vitamin D. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng bổ sung vitamin D rất an toàn và rất hiếm tác dụng phụ.

Mặc dù các phương pháp thống kê chi tiết và nhóm người tham gia lớn tuy nhiên các kết quả vẫn có những hạn chế nhất định và hiện một số nhà nghiên cứu vẫn còn hoài nghi về hiệu quả của nó.

“Hiện các kết quả là không đồng nhất và không đủ đối với dân số nói chung. Do đó cần phải thẩm tra và xác nhận trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên có trang bị máy móc tương xứng”, theo Mark Bolland, Trường Đại học Auckland ở New Zealand và Alison Avenell, Trường Đại học Aberdeen, Vương quốc Anh nói.

P.T.T-NASATI (Theo Medical News Today)