Sự cấp thiết của việc tăng cường thể lực, tầm vóc trẻ em Việt Nam

Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao trên thế giới. Ngoài nỗi lo về suy dinh dưỡng, nước ta còn đối mặt với tình trạng béo phì ở trẻ em. Nghịch lý trên đã không chỉ trở thành mối lo của mỗi gia đình mà còn cho xã hội. Vấn đề trên đã trở nên thật sự cấp thiết và liệu có biện pháp nào để giải quyết?

Trẻ em Việt Nam đang “thua” trên bản đồ tầm vóc thế giới

Xét về dinh dưỡng nói chung, ở Việt Nam có tới 17,5% trẻ bị thiếu cân và 25% trẻ trong độ tuổi đến trường thiếu hụt sắt, 11% thiếu vitamin A, 50% thiếu kẽm (Theo Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Trong khi đó, tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nếu xét riêng về chiều cao, mức cao của thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 1m66 (nam) và 1m56 (nữ) và bị xếp vào mức tăng chậm, ước tính chỉ khoảng 1,5cm sau hơn 10 năm.

Thể chất và tầm vóc trẻ em Việt Nam thua kém so với các nước trong khu vực.
Thể chất và tầm vóc trẻ em Việt Nam thua kém so với các nước trong khu vực.

Nhìn ra khu vực, trong khi các nước Châu Á tích cực hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực từ vài chục năm về trước nhằm thu hẹp khoảng cách so với các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ thì nước ta lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra những biện pháp triệt để nhằm giải quyết cho vấn đề này. Ví dụ ở Nhật Bản, Chính phủ đã thực hiện chương trình tăng chiều cao bằng các giải pháp dinh dưỡng và thể dục, thể thao hợp lý cho người dân giúp thanh niên độ tuổi 20 cao hơn so với những người không được thụ hưởng chương trình khoảng 10cm. Do đó, Nhật Bản là một trong những đất nước có sự phát triển đứng hàng đầu thế giới nhờ vào yếu tố nhân lực là điều dễ hiểu. Thực tế đó càng thúc giục Việt Nam chúng ta phải tăng tốc lực để có thể đuổi kịp nước bạn trên hành trình phát triển thể chất và tầm vóc con người.

Sự ra đời của Đề án 641 “Phát triển sức bền và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030”

Vì thế, nâng cao tầm vóc và cải thiện thể chất con người Việt Nam không phải là vấn đề của gia đình nữa mà đã trở thành nỗi lo của xã hội, của chính phủ, của các doanh nghiệp quan tâm tới cộng đồng. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” (còn gọi là Đề án 641). Đây là một đề án được giới báo chí đánh giá rất khả quan do có sự chung tay của chính phủ và doanh nghiệp - sự kết hợp giữa ý chí cao, lòng quyết tâm và nội lực vững chắc giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM, Sở Văn hóa Thể thao Tp.HCM và công ty hàng đầu về dinh dưỡng thế giới Nestlé.

Nestlé ký kết Biên bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của đại diện Ban Điều phối Đề án 641
Nestlé ký kết Biên bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của đại diện Ban Điều phối Đề án 641

Tập đoàn Nestlé với bề dày cam kết 150 năm trên nền tảng dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe, đã quyết định ký kết và hợp tác triển khai chương trình 3 của Đề án 641: tập trung nghiên cứu phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất, khuyến khích lối sống năng động, thường xuyên luyện tập thể thao trong cộng đồng nói chung và đặc biệt là trẻ em độ tuổi từ 6 – 17 nói riêng.

Tự tin tham gia đề án này, Nestlé đã dựa vào tính khả thi của các dự án hợp tác cùng phát triển cộng đồng với chính phủ trong suốt 20 năm qua tại Việt Nam. Cụ thể, Nestlé đã phối hợp với các đơn vị như Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Liên đoàn Bóng rổ Tp.HCM… để gây dựng hàng loạt các chương trình thường niên như: Giải Bóng rổ Festival trường học TP. HCM – Cúp MILO, Trại Hè Năng Lượng, MILO - Hành Trình Năng Lượng Xanh và Giải Bóng đá Hội khỏe Phù Đổng - Cúp MILO, chương trình “Nestlé Healthy Kids”… Theo đánh giá của các đơn vị nhà nước hợp tác trong đề án, những hoạt động đã thành công này hoàn toàn là một tín hiệu lạc quan cho đề án 641 – lời giải cho bài toán phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

Chiên Thành