Phát hiện hệ mặt trời thu nhỏ

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra sự ra đời của một hệ mặt trời nhỏ nhất từng biết tới. Họ quan sát thấy một ngôi sao lùn nâu - chưa bằng 1/100 khối lượng mặt trời - được bao quanh bởi một đĩa gas và bụi.

Ngôi sao lùn - cách chòm sao Chamaeleon 500 năm ánh sáng - đang trải qua một quá trình hình thành hành tinh mà một ngày nào đó sẽ tạo nên một hệ mặt trời, Kevin Luhman tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

Từ lâu người ta đã tin rằng hệ mặt trời của chúng ta đã ra đời khi một đám mây bụi và gas lớn nổ tung để hình thành nên mặt trời và các hành tinh vào khoảng 4,5 tỷ năm trước.

Những gì mới được tìm thấy là một ngôi sao lùn nâu nhỏ nhất cùng với các đặc điểm về việc hình thành nên hành tinh. Nếu đám mây bụi khí bùng nổ thành các hành tinh, hệ mặt trời thu được sẽ nhỏ hơn 100 lần so với hệ mặt trời của chúng ta.

Sao lùn nâu, lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn rất nhiều một ngôi sao, là những quả bóng khí không có đủ khối lượng để toả sáng.

Theo M.T. 
Tiền Phong/AP