Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi cholesterol tăng

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Cholesterol là chất béo có trong máu. Cơ thể cần cholesterol để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, nhưng nếu cholesterol trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cholesterol là một loại chất béo trong máu được cơ thể sản xuất tự nhiên và cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như trứng, nội tạng, động vật có vỏ,… Cholesterol bao gồm cholesterol tốt được gọi là lipoprotein mật độ cao (HDL), cholesterol xấu được gọi là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và triglyceride là một chất béo tương tự như cholesterol xấu.

Nguy cơ tim mạch, đột quỵ khi cholesterol cao

Cholesterol cao chủ yếu là do ăn thức ăn có quá nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Béo phì, lười vận động, hút thuốc và uống rượu,… là nguyên nhân làm tăng cholesterol. Tăng cholesterol xuất hiện phổ biến hơn cả là ở những người trên 40 tuổi.

Cơ thể cần các cholesterol tốt (HDL) để hoạt động bình thường nhưng khi mức cholesterol dư thừa tích tụ cao trong máu, có thể sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.

Mảng xơ vữa được hình thành dần dần gây hẹp mạch máu khiến máu và oxy (oxy trong máu) lưu thông khó khăn. Vì thế, tim phải tăng sức co bóp để tống máu đi, do phải làm việc ở cường độ cao, lâu ngày dẫn đến dày thất trái, xơ cứng cơ tim và có thể dẫn đến bệnh tim mạch, nguy hiểm nhất là suy tim. Khi mạch máu bị hẹp còn làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu dẫn đến cao huyết áp.

Trường hợp nặng hơn, mảng xơ vữa có thể gây tắc mạch máu hoặc vỡ ra đột ngột gây tắc cấp tính mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não với triệu chứng ban đầu chỉ là những cơn đau thắt ngực.

Một người có nguy cơ cao phát triển bệnh tim nếu mức cholesterol toàn phần cao hơn 240 mg/dL, mức LDL cao hơn 160 mg/dL và mức HDL dưới 40 mg/dL.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi cholesterol tăng - 1
Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Chiết xuất hạt melinjo hỗ trợ giảm cholesterol

Để hạ thấp nồng độ LDL cholesterol trong máu, mỗi người cần xây dựng chế độ ăn uống ít dầu mỡ, hạn chế hấp thu chất béo bão hòa, thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao phù hợp, hạn chế bia rượu và thuốc lá.

Bên cạnh đó, người bị cholesterol trong máu cao có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, hỗ trợ làm tăng cholesterol tốt và kiểm soát tích tụ cholesterol xấu dư thừa.

Theo đó, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra chiết xuất hạt Melinjo (chiết xuất hạt gắm) kích thích sản xuất ra adiponectin - một loại hormone có lợi, hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến lối sống, giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Để tăng hiệu quả kiểm soát nồng độ LDL cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe, các chuyên gia thuộc Tập đoàn Dược phẩm Shiratori - Nhật Bản còn kết hợp chiết xuất hạt Melinjo với GLA tự nhiên từ hạt cây lưu ly và chiết xuất vỏ cây thông ven biển Pháp. Sự kết hợp này đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tokyo Shinzo.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi cholesterol tăng - 2
TPBVSK Tokyo Shinzo góp phần hỗ trợ giảm cholesterol dư thừa trong mạch máu (Ảnh: Nikko).

Theo nhà sản xuất, sau nhiều năm nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên cơ thể người có cholesterol trong máu cao, TPBVSK Tokyo Shinzo đã được cấp bằng sáng chế, chứng nhận và được phép lưu hành tại Nhật Bản, góp phần nâng cao sức khỏe cho hàng triệu trái tim khỏe mạnh.

Tuân thủ quy trình nghiên cứu và sản xuất của Nhật Bản, quốc gia nằm trong khối các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới, năm 2022, TPBVSK Tokyo Shinzo được chuyển giao và cấp phép lưu hành tại Việt Nam. TPBVSK Tokyo Shinzo góp phần hỗ trợ giảm cholesterol dư thừa trong mạch máu.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi cholesterol tăng - 3
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi cholesterol tăng - 4
Năm 2022, TPBVSK Tokyo Shinzo được chuyển giao và cấp phép lưu hành tại Việt Nam (Ảnh: Nikko).

Để được tư vấn về sản phẩm, khách hàng có thể liên hệ hotline 1800 92 55 hoặc xem thông tin tại đây.

TPBVSK Tokyo Shinzo có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 2164/2022/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 30/12/2022. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.