Khoảng 15.000 người khuyết tật được hỗ trợ cải thiện cuộc sống

Quỳnh Lâm

(Dân trí) - Dự kiến khoảng 15.000 người khuyết tật được hỗ trợ trực tiếp sẽ cải thiện được các chỉ số chất lượng cuộc sống.

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực hiện dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam".

Tại sự kiện, các đại biểu đã đi sâu, phân tích mục tiêu mới của dự án cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Quảng Ngãi.

Khoảng 15.000 người khuyết tật được hỗ trợ cải thiện cuộc sống - 1

Các cơ quan và chuyên gia cùng nhau thảo luận định hướng mở rộng dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Quảng Ngãi (Ảnh: H.T).

Theo đó sẽ tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người khuyết tật; mở rộng dịch vụ xã hội, tăng cường hỗ trợ hòa nhập xã hội và triển khai hỗ trợ trực tiếp giúp tăng cường chất lượng sống của người khuyết tật; cải thiện việc thực thi chính sách, giảm thiểu các rào cản, bảo đảm hòa nhập xã hội của người khuyết tật; tăng cường năng lực quản lý và hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở các cấp.

Dự kiến khoảng 15.000 người khuyết tật được hỗ trợ trực tiếp, trong đó 75% (khoảng 11.250 người) sẽ cải thiện được các chỉ số chất lượng cuộc sống. 18.000 thành viên gia đình người khuyết tật được đào tạo hoặc nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

Trước đó, dự án đã được triển khai trên địa bàn 8 tỉnh gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Đến hết tháng 11/2022 đã có gần 12.000 người khuyết tật, nạn nhân da cam/dioxin được khám sàng lọc; khoảng 5.200 người được hỗ trợ: khoảng 3.500 người được nhận can thiệp phục hồi chức năng...