Bạn đọc viết:

Ngôn từ đậm chất Bắc trong Lá thư Xuân

(Dân trí) - Trong bài trước (Ai là tác giả đích thực của bài thơ...), tôi đã có ý kiến bài thơ là do 1 chiến sĩ người Bắc sáng tác qua các dấu hiệu để lại, trong đó có dấu hiệu ngôn từ mang đậm chất Bắc hồi đó.

Ngôn từ đậm chất Bắc trong Lá thư Xuân
Cuốn tập ghi thực phẩm, bên trong có sơ yếu lý lịch của người lính họ Phan

 

Nay biết thêm là hai cuốn sổ khác nhau: một "cuốn tập" để ghi thực phẩm của liệt sĩ Phan Văn Bền (chữ Bền có nhòe nhưng bà má vẫn nhớ tên con là "Bền"). Vậy liệt sĩ này không có tên là BAN như mấy lâu đưa tin (chỉ thêm hai tên là Phan Thanh Hùng và Phan Thành Nhơn. Một "cuốn sổ" ghi thơ là của người có tên hoặc bút danh là Thanh Phong, chắc chắn là lính Bắc hoặc người Nam tập kết lớn lên ở Bắc rồi trở về Nam chiến đấu.

 

Ở phần khai lý lịch liệt sĩ Phan Văn Bền, dấu tích phương ngữ miền Nam rất rõ như.  Trong một trang chữ thưa ta thấy: "Ngày sanh" (Bắc sẽ ghi "ngày sinh"), "cấp bực" (Bắc dù đọc có vùng nói "bực", nhưng vẫn ghi là "bậc"), "cấp bộ đoàn" (Bắc sẽ ghi là "chức vụ đoàn"), "thành phần xã hội" (Bắc sẽ ghi là "thành phần"), "làm mướn" (xuất hiện 3 lần, Bắc sẽ ghi là "làm thuê".

 

Vậy đã rõ, ngoài tự dạng và hiện vật đã được xác định, thì sự khác nhau của cách sử dụng ngôn từ chứng tỏ tác giả những bài thơ (không rõ còn sống hay đã hi sinh) là người Bắc.

 

Có thể hai cuốn sổ để cùng một chỗ (cùng ba lô), hoặc người lính Úc nhặt được cùng nơi và để lại cùng nhau. Chúng ta cần có một cuộc hành trình khác tìm tác giả cuốn sổ cũng như bài thơ trên, để có thêm những dấu ấn về một cuộc chiến hào hùng của lịch sử. 

 

Hoàng Vĩnh Nguyên