Ý kiến chuyên gia

Một góc nhìn vể đổi mới và hội nhập giáo dục

(Dân trí) - Bài này chỉ có chủ đích đưa ra vài điều về giáo dục ở một số nước tiên tiến, cụ thể là nước Bỉ – những điểm mà ta có thể tham khảo nhân cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần này


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Chủ đích của giáo dục ở nhiều nơi hiện nhắm đến các kỹ năng làm ngườikỹ năng sống với xã hội.

Kỹ năng làm người được dịch từ chữ savoir être – tức là có savoir hay tri thức trong đó. Nhưng biết thôi không đủ – cần biết cách ứng dụng, cần biết dùng tri thức để làm, để hành động và sau đó để sống tốt.

Chính vì thế mà từ lâu rồi, trong cách thi, nhiều nơi trên thế giới không dùng thi để kiểm soát những tiếp thu, không bắt thí sinh trả bài, lập lại những gì đã được thầy dạy.

Như vậy đánh giá kiểm tra là đánh giá khả năng ứng dụng, khả năng làm, khả năng sống và khả năng trở thành Những vấn đề này có thể đọc thêm ở đây:

https://huynhmai.org/2013/04/21/ban-ve-cach-thuc-cham-diem-hoc-tro/

Học là học để biết, để sống, để hạnh phúc, để trở thành – cốt yếu vẫn là vun trồng bản thể – chứ không học để thi. Và thi chỉ là một công đoạn của quá trình học – Cái chính là thi dùng để biết chỗ nào chưa thấu đáo để bổ túc trước khi đi tiếp.

Trong cuộc đổi mới giáo dục cơ sở và phổ thông kỳ này, ta chú trọng đến chương trình và sách giáo khoa vì ta chưa từ bỏ quan niệm thi là để kiểm soát các tiếp thu – Một cách quá đáng, mặc nhiên ta vẫn dạy trẻ theo cách học từ chương.

Thầy và trò phải trung thành với chương trình và sách giáo khoa.

Thời cuộc đã đổi thay nhiều rồi. Với internet, với cách mạng thông minh nhân tạo, … cần gì phải học từ chương?

mà thay vào đó là facebook, là máy tính bảng, … chia biệt người ra từng xứ cô đơn.

Trường học ở các nước cố gắng dạy trò sống cùng nhau là vì thế.

Hiện tượng mất liên hệ – la déliance – phải làm sao tái liên hệ – la reliance

Nói một cách ngắn gọn, phải làm sao dạy học trò cách dùng internet, cách dùng facebook hay đúng hơn, dựa trên những phương tiện thông tin mới, les TIC, những Technologies de l’Information et de Communication mà dạy học. Những TIC này bắt ta phải nhìn lại xem các phương pháp sư phạm xưa cũ có còn hợp thời hay không để nếu cần, tìm ra những phương thức tốt hơn.

Đúng nghĩa của chữ đổi mới

Đổi mới tức là mang những cái gì hiện chưa có trong hoàn cảnh hiện thời, là đi tìm hiệu quả tốt hơn.

Nhưng đổi mới có thể xáo trộn những thói quen, luật lệ hay phương thức hiện hành.

Các trường học đã phải đổi mới để không là những khũng long sống ở thời @.

Những TIC này hiện đang thay đổi thời cuộc, ta phải sống cùng với chúng, làm chủ chúng chứ nếu không ta sẽ thành nô lệ chúng, cô đơn, mất liên hệ xã hội, mất kết nối gia đình, bạo lực xã hội tăng, …

Học để sống với người khác thành một điều tối cần thiết. Nhưng điều này không có nghĩa là phải dạy luân lý đạo đức. Mà là dạy cách cấu thành và sinh hoạt của xã hội, để mọi người hiểu rõ vị trí bổn phận và quyền lợi của mình – xã hội học, tâm lý xã hội, … sẽ là những môn học cần thiết, song song với môn các môn lịch sử, địa lý, …

Các môn này hiện hữu, ở Bỉ, trong chương trình Trung học phổ thông từ đầu những năm 1970.

Cuối cùng, cho trường hợp bên ta, đổi mới hội nhập còn là áp dụng những thành quả mới nhất của sư phạm hiện đại.

Ta vẫn đang hô hào dạy lấy trò làm trung tâm nhưng ta có áp dụng các phương pháp dạy tùy theo nhu cầu, khả năng, lịch phát triển tâm lý và trí tuệ của các em không? Ta đã “dạy để các em tự học” – apprendre à apprendre – đã trao quyền cho các em chưa – khái niệm empowerment?

Một người thầy hiện đại thường dựa trên các cấu thành sau đây để “dạy” học trò: tạo cảm xúc, làm cho trò có động cơ tìm tòi nhập cuộc, chủ ý đi tìm hiểu biết, giúp thỏa mãn những nhu cầu của trò, giải quyết khó khăn trò gặp phải trên đường đi và cuối cùng giúp trò tự đánh giá những tiếp thu của mình để tiếp tục đi.

Tức là hoàn thành vai trò của người đồng hành.

Chưa hết, đổi mới giáo dục hội nhập còn là những đổi mới dựa trên các thành quả của thần kinh học về sự học.

Thật vậy từ đầu thế kỷ thứ XXI, với sự trợ lực của máy chụp cắt lát não bộ trong lúc trẻ học (scanner cérébral fonctionnel) cho thấy đường đi nước bước của sinh hoạt của hệ thần kinh – nhờ đó ta có thể biết những phương pháp cho kết quả tốt hơn và nhanh hơn khi ta dạy toán hay dạy đọc – chứ không còn phải nhồi nhét vào đầu trẻ hay bắt chúng học thuộc lòng.

Nguyễn Huỳnh Mai