Mây phát sáng giữa trời đêm Hungary

(Dân trí) - Lại một hiện tượng thiên văn lạ lùng xảy ra trên bầu trời thủ đô Budapest, Hungari vào đêm hôm 15/6 vừa qua: những dải mây sáng trưng bỗng ở đâu kéo tới nhấp liên hồi, như thể thắp đèn cho cả nền trời tối sẫm.

Đây là lần đầu tiên trong năm 2007, và cũng là lần đầu tiên ở Hungary người ta ghi nhận hiện tượng “mây phát sáng giữa đêm” hiếm có này.

 

Tuy nhiên đám mây lạ hình thành như thế nào, vì sao chúng xuất hiện với mật độ dày đặc, ở vĩ độ thấp và có thể phát sáng được như thế - ngay cả giới khoa học cũng chưa thể giải thích.

 

Trước khi hiện tượng này xảy ra, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã cử một vệ tinh có tên AIM (Aeronomy of Ice in Mesosphere) lên tầng giữa bầu khí quyển để quan sát hai vùng mây khổng lồ bao phủ cực Nam và cực Bắc của trái đất.

 

Mây phát sáng giữa trời đêm Hungary - 1
 

Ngày 11/6 vừa qua, AIM đã ghi lại những hình ảnh đầu tiên về “mây phát sáng”, đồng thời gửi về trung tâm những dữ liệu về kích thước, hình dáng những phân tử hình thành cụm mây kỳ lạ này.

 

James Russell III, chuyên viên giám sát vệ tinh AIM tại NASA, nói: “Hiện tượng lạ trên đám mây là dấu hiệu cho thấy bầu khí quyển trái đất sắp có thay đổi lớn, mặc dù chúng ta không biết nó sẽ thay đổi thế nào, ảnh hưởng ra sao...”.

 

HM

Theo National Geographic