1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xử lý thế này thì còn ai dám bắt cướp!

Móc túi có tổ chức, dùng hung khí đâm người can thiệp, rạch mặt nạn nhân… Chỉ nghe liệt kê đã thấy rùng mình rồi thế mà chỉ sau 2 ngày bị bắt, các đối tượng lại được … “thả về” để theo dõi. Vụ việc này đã gây nhiều bức xúc cho dư luận

Xử lý thế này thì còn ai dám bắt cướp! - 1
 Chỉ vì ngăn cản hành vi bất chính mà anh Chiêm bị đâm 3 nhát vào lưng
Đề phòng bị trả thù như vụ anh Luận cũng bắt cướp bị trả thù suýt thiêu sống cả nhà, bạn quanghuya45@yahoo.com lưu ý:

Thế này, thì 3 người bị đâm chắc phải trốn đâu đó thật xa thôi, không kẻo bị bọn lưu manh kia nó trả thù. Chắc phải xảy ra án mạng rồi thì các đồng chí công an của chúng ta mới can thiệp. Những người lao động đi trên đường thì có mấy khi mang trong mình tới 2 triệu cơ chứ, một người bị đâm 3 nhát vào lưng, 1 người bị 1 nhát vào đùi, 1 cụ bà bị rạch mặt vậy mà thương tích chưa đến 11% nên chưa bắt, chắc phải chờ nó đâm chết người thì lúc đấy mới được phép bắt à?

Bạn atm@gmail.com cho rằng đây phải coi là hành vi cố ý giết người:

Xử lý như vậy thi không thể chấp nhận được. Đành rằng qui tội thì có nhiều cách. Với tội này có thể coi như là cố ý giết người chứ. Tại sao những người làm pháp luật lại cho là chưa đủ căn cứ để khép tội. Tôi đề nghị người dân địa phương phải lên án kịch liệt việc này. Chắc là họ không muốn xử lý vấn nạn này. Đề nghị các cấp chính quyền phải vào cuộc ngay nếu không văn minh xe Buýt sẽ không còn nữa.

Bạn hoavu.hanu@gmail.com thật bất bình cho hành động dũng cảm của anh Chiêm bị coi nhẹ:

Thật bất bình quá. Ngoài số tiền móc túi quá ít thì hành động gọi đồng bọn, rồi đâm người rạch mặt là đã vi phạm pháp luật, xâm phạm tới sức khỏe và tính mạng của người khác. Hành động này cần phải nghiêm trị. Vậy hành động dũng cảm của anh Chiêm và những người khác là vô nghĩa hay sao. Tôi cho rằng con số tỷ lệ 11% là quá lớn, cần phải giảm xuống, bởi sức khỏe và thân thể con người là vô giá. Pháp luật cần nghiêm hơn nữa, từ văn bản đến thực hiện, bởi chúng ta đã quá khoan hồng và nhẹ tay. Những đối tượng như thế thì dù có nhận được khoan hồng rồi cũng sẽ ngựa quen đường cũ mà thôi.

Bạn dang_duyz@yahoo.com thì lo ngại sau này nạn móc túi ngày càng phát triển:

Như thế thì làm sao giải quyết vấn nạn móc túi. Giải quyết kiểu như thế thì móc túi không ngừng phát triển.

Bạn tuanquyen76@vnn.vn cho rằng đây là hành động phạm tội có tổ chức:

Chẳng thể nào hiểu nổi hành động ăn cắp, côn đồ, có tổ chức như vậy mà vẫn thả ra xử lý hành chính?

Bạn ktsvantruong@gmail.com cũng đề nghị phải xử lý ngay:

Vậy là phải chờ bọn chúng đâm chết người mới xử lý sao. Rõ ràng hành động đó là xâm hại đến thân thể, tính mạng con người, dùng hung khí có thể dẫn đến hậu quả chết người, hành động có tính chất côn đồ, có tổ chức. Vậy mà không đủ để xử lý sao? Thật đáng buồn!

Bạn puskindung@gmail.com sợ rằng sau này không có ai dám bắt cướp nữa:

Thế này thì còn ai dám đối đầu với kẻ gian nữa??? Luật có câu rằng, xử cũng được, không xử cũng được. Trường hợp này phải xử, thiếu gì biện pháp nghiệp vụ để khai thác thêm những lần móc túi khác. Thất vọng quá.

Bạn Đoàn Thị Tuyết Mai yenmaidang@gmail.com cũng chung quan điểm:

Nếu theo luật thế này thì chẳng ai muốn đi xe, chẳng ai muốn bắt cướp và cướp thì ngày càng hoành hành hơn. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao nhiều người chọn cho mình các làm ngơ trước những cảnh đó tại nơi công cộng.

Theo bạn Nguyễn Trọng Công Congcmc@gmail.com, trong trường hợp này pháp luật phải xét hành vi nguy hiểm chứ không phải xét theo hậu quả của hành vi đó.

Thật nực cười quá: Móc túi chưa đến 800.000 đồng và gây thương tích chưa đến 11% nên chưa cấu thành tội phạm bị xử lý hình sự. Xin thưa với các đồng chí rằng: bọn này là bọn móc túi, chộm cắp tài sản chuyên nghiệp, gây hoang mang cho rất nhiều hành khách đi tuyến xe buýt này, tổng số tài sản mà bọn chúng chộm được phải rất lớn. Đồng thời bọn chúng là những tên côn đồ, luôn mang theo hung khí (dao nhọn) bên người và sẵn sàng khử những ai ngăn chặn chúng. Do vậy, chúng là nhưng tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm gây hỗn loạn trong đời sống xã hội, gây đau thương cho những hành khách bị bọn chúng chộm tài sản và bị chúng làm trọng thương. Vậy, để đến khi có vài người bị chúng đâm chết và không còn ai đi xe buýt nữa thì khi ấy mới xử lý hình sự bọn chúng hay sao? Hay có ai đó đi xe buýt mà bỏ túi quần 1tỷ đồng để bọn chúng móc túi, rồi mới gọi là trộm cắp với số tiền đủ để cấu thành tội phạm bị xử lý hình sự? Với cách xử lý của Công an trong vụ này thì còn ai dám ra tay nghĩa hiệp để cứu giúp những người bị bọn chúng hại? Thật nực cười quá!!!

Bạn minhtrimatrix@yahoo.com cũng có cùng quan điểm:

Pháp luật mình có nhiều kẽ hở quá. Chỉ cần hành động móc túi, đâm người như vậy là có thể ngồi tù vài năm. Trường hợp chết người chung thân có khi tử hình. Tính chất của trường hợp này về tính côn đồ, táo tợn của 2 tên thủ ác. Chứ không phải cướp nhiêu tiền, đâm người có chết hay không.

Bạn nguyenthiphuonglien1987@gmail.com cho rằng như thế là chưa chính xác vì những lý do sau:

- Không thể căn cứ vào thương tích được vì hung thủ đã dùng hung khí nguy hiểm đến tính mạng con người. Cho dù chưa đến 11% vẫn khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Hành vi trên là trộm cắp. Các cơ quan chức năng không thể căn cứ và giá trị của tài sản như vậy được mà phải có tổ chức định giá. Căn cứ như thông tin đã đưa các đối tượng còn phạm vào tội gấy dối trật tự công cộng. Đây là ý kiến của Tôi rất mong mọi người xem xét trân trọng cảm ơn!

Quốc Long (tổng hợp)