Làm đường tuần tra, phá rừng đặc dụng?

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra?

(Dân trí) - Đường tuần tra biên giới từ xã Hạnh Dịch đi xã Nậm Giải được khởi công từ năm 2011. Đây là tuyến đường đi ngang vùng lõi KBTTN Pù Hoạt với tổng chiều dài 22km. Tuy nhiên, kể từ khi tuyến đường đi qua khu “rừng cấm” này thì rừng xanh đã bị "chảy máu"...bởi lý do “tận thu”?.

Vừa qua, người dân xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) phản ánh tới PV Dân trí và hết sức bất bình khi thấy nhiều xe trọng tải lớn chở những cây gỗ quý, to từ trong rừng ra mà không biết nguyên nhân thế nào?.

Theo người dân xã Hạnh Dịch thì đây là số gỗ mà BQL Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hoạt "tận thu" trong quá trình nhà thầu thi công tuyến đường giao thông từ trạm kiểm soát đồn Biên phòng Hạnh Dịch lên mốc 14M thuộc xã Hạnh Dịch, huyện Quế phong (Sau đây gọi tắt là đường tuần tra biên giới) trong vùng lõi của Khu bảo tồn này.

Lần theo phản ánh của người dân, chúng tôi vượt hơn 200km để đến Hạnh Dịch. Đường Hạnh Dịch - Mường Đán quanh co. Con đường nhựa được đầu tư cách đây vài năm từ trung tâm xã vào bản này đến nay cũng đã xuống cấp, mùa mưa lại càng khó đi.

Từ cuối bản Mường Đán, chúng tôi đi theo con đường tuần tra biên giới đang được thi công. Con đường dốc quanh co, ta luy sạt lở dốc đá thăm thẳm. Lâu lâu, từ hai bên đường lại bắt gặp những lán trại vắng bóng người mà đơn vị thi công tuyến đường này dựng lên để làm nơi trú chân, tập kết vật liệu.

Đi được khoảng gần 10km, chúng tôi bắt đầu thấy hình ảnh đầu tiên về quá trình "tận thu" gỗ trong vùng lõi KBTTN Pù Hoạt đang nằm chất đống ngổn ngang với đủ chủng loại, kích cỡ như Sến, Táu, Dổi... Một số đồng nghiệp khi nhìn thấy gỗ chất đống cao ngất bảo: Đây là gỗ Lào ấy chứ, làm gì gỗ ở rừng của ta (rừng ở KBTTN) mà to thế này?. Khi được hỏi một số người dân thì được biết đây là số gỗ “tận thu” tại KBTTN Pù Hoạt.

Tuy nhiên, càng đi sâu vào khu vực tuyến đường đang làm, luồn lách qua những khu rừng già chúng tôi thực sự "sửng sốt" khi chứng kiến những cây gỗ quý cổ thụ bị đốn hạ không thương tiếc hai bên đường, thân và gốc cây vẫn còn rỉ nhựa.

Đặc biệt, tại km18, hai bên đường chất đầy gỗ quý, có cây thân to với đường kính đến khoảng 1m, nhựa cây đang rỉ ra tươi rói, chắc số cây này mới bị chặt hạ cách đây chỉ 1 vài tuần.

Tiếp tục, chúng tôi lần theo vết kéo gỗ từ trong rừng ra thì bắt gặp 4 gốc cây gỗ lớn mới bị đốn hạ, cách con đường đang thi công khoảng từ 50 - 100m. Điều lạ là những gốc cây vẫn còn tươi rói, không hề có dấu hiệu bị đất đá trong quá trình thi công đường làm ảnh hưởng, dẫn tới nguy cơ chết nhưng số cây này vẫn bị đốn hạ không thương tiếc, cảnh lá ngổn ngang, xơ xác.

Trong suốt cuộc hành trình, cứ cách vài trăm mét lại có một nơi tập kết gỗ, gỗ chất ngổn ngang. Tại hiện trường số gỗ cũ có, mới bị đốn hạ cũng rất nhiều. Dọc hai bên ta luy âm và dương là cảnh tượng tan tác của khu rừng già càng nhìn càng xót xa.

Những cành lá của các cây gỗ lớn đang ngày càng khô sém, khu vực xung quanh cây cổ thụ bị đốn hạ là vô số hàng chục, thậm chí hàng trăm cây gỗ nhỏ hơn đã bị gãy xơ xác từ lúc nào. Chỉ liếc qua, mỗi một cây gỗ lớn bị đốn hạ cũng đã kéo theo hàng chục cây khác bị vạ lây - "mất mạng".

Cả khu rừng xơ xác, bước đi trong cái nắng gắt của miền rừng thiêng nước độc, chúng tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa khi nhìn những đống gỗ cao vút, nằm la liệt trên đường tuần tra biên giới này.

Tiếp tục đi qua thêm một vài lán trại với ít người đang nghỉ trưa. Quan sát kỹ, chúng tôi thấy toàn cưa xăng, búa, rìu...hóa ra họ không phải công nhân thi công tuyến đường mà chỉ là những người được thuê để vào..."tận thu" gỗ quý!

Dừng lại tại một điểm tập kết khoảng hơn chục cây gỗ lớn vẫn còn đang rỉ nhựa, chúng tôi quan sát rất kỹ nhưng không hề thấy dấu búa kiểm lâm, nhìn phần gốc cũng không thấy dấu bài cây? Khi trèo lên ta luy dương ở khu vực này thì phát hiện có 4 cây bị đốn hạ, tuy nhiên khoảng cách với ta luy khá xa, ít thì 5 mét, xa hơn thì khoảng hơn vài chục mét.

Được biết, theo thiết kế chi tiết mà cơ quan chức năng phê duyệt cho phép BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được khai thác thì những cây bị chết do đất đá lăn, ảnh hưởng của quá trình thi công đường mới được tận thu, khai thác.

Khoảng cách tối đa được chặt cây ở ta luy dương là 1,5m; đối với ta luy âm thì đất đá trôi đến đâu được phép khai thác đến đó. Tuy nhiên, qua những gì chúng tôi ghi nhận được thì BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã không tuân thủ nghiêm túc, cố tình khai thác sai thiết kế nhằm "rút ruột" rừng già?

Một người dân xã Hạnh Dịch (xin được giấu tên), bức xúc: "Chúng tôi thấy con đường này làm đã 3-4 năm trời rồi nhưng mãi không xong, giờ thì không thấy họ thi công đường nữa mà chủ yếu là thấy cưa xăng vào đốn gỗ, xe reo, máy cẩu vào chở gỗ tấp nập! Đó là chưa nói đến việc xe tải trọng lớn chở đầy ắp gỗ đang phá nát đường Hạnh Dịch - Mường Đán khiến người dân chúng tôi hết sức bất bình".

Một số hình ảnh rừng già đang "chảy máu":

Gỗ ngổn ngang ở phần ta luy.
Gỗ ngổn ngang ở phần ta luy.

 

Chúng tôi đi cách xa con đường hàng chục mét nhưng gỗ rừng nơi đây đang bị đốn hạ không thương tiếc.
Chúng tôi đi cách xa con đường hàng chục mét nhưng gỗ rừng nơi đây đang bị đốn hạ không thương tiếc.

 

Một vạt rừng bị đốn hạ.
Một vạt rừng bị đốn hạ.

 

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 4
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 5
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 6
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 7
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 8
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 9
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 10
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 11
Những thân gỗ có đường kính từ 50-80cm thậm chí có những cây hơn 1m bị cắt ngang cách đường từ 20-50m.
Những thân gỗ có đường kính từ 50-80cm thậm chí có những cây hơn 1m bị cắt ngang cách đường từ 20-50m.

 

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 13
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 14
Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 15

 

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 16

 

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 17

 

Những thân gỗ quý bị cắt ngang vẫn còn đó nhựa mới tinh.
Những thân gỗ quý bị cắt ngang vẫn còn đó nhựa mới tinh.

 

Kỳ I: "Chảy máu" rừng già vì …làm đường tuần tra? - 19

 

Gỗ được chặt, triệt hạ ở nhiều vùng khác nhau.
Gỗ được chặt, triệt hạ ở nhiều vùng khác nhau.

 

Những thân gỗ quý không có dấu búa kiểm lâm.
Những thân gỗ quý không có dấu búa kiểm lâm.

 

Những cây gỗ lớn đã bị triệt hạ đưa ra nhưng vẫn không có dấu búa của kiểm lâm...
Những cây gỗ lớn đã bị triệt hạ đưa ra nhưng vẫn không có dấu búa của kiểm lâm...

 

Kỳ 2 : Làm đường tuần tra, phá rừng đặc dụng?: Liệu có "lệch pha"?

 

Nhóm PV