1. Dòng sự kiện:
  2. Sửa luật Bảo hiểm xã hội

Nằm viện không trình thẻ BHYT có được thanh toán lại chi phí?

Vợ ông Nguyễn Thành Đồng đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại TT Y tế (Châu Thành, Tây Ninh). Vừa qua, vợ ông phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Do không mang theo thẻ BHYT và không nhớ mã số BHYT nên vợ ông đã thanh toán đầy đủ chi phí.

Sau khi vợ ông Đồng xuất viện, ông Đồng có làm hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp BHYT tại BHXH huyện nơi cư trú nhưng được trả lời là không được thanh toán. Ông Đồng hỏi, trường hợp của vợ ông có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì thủ tục như thế nào, được bao nhiêu %?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Tây Ninh trả lời như sau:

Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, trường hợp của vợ ông không thanh toán lại chi phí khám bệnh, chữa bệnh là do:

- Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chỉ thanh toán trực tiếp đối với "trường hợp người bệnh đến khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT", trường hợp vợ ông Đồng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh (quận Phú Nhuận, TPHCM có mã cơ sở khám, chữa bệnh: 79437), là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, có ký hợp đồng thanh toán BHYT với BHXH TPHCM.

- Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ thanh toán trực tiếp đối với trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật BHYT được quỹ BHYT thanh toán, trường hợp vợ ông Đồng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là Trung tâm y tế huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh nhưng đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh.