PhotoStory

Cuộc sống đồng bào K'Ho ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển

Thực hiện: Phước Tuần

(Dân trí) - Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, những năm gần đây, người dân đồng bào dân tộc K'Ho ở La Ngâu, Bình Thuận, đổi thay từng ngày.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 1

Từ trung tâm thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh), chạy dọc tuyến quốc lộ 55 về hướng Bảo Lộc chừng 25km là tới xã La Ngâu. Đây là xã miền núi, vùng cao và khó khăn nhất của huyện Tánh Linh (Bình Thuận), có đông đồng bào dân tộc K'Ho sinh sống (chiếm hơn 70% dân số)... Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống người dân rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở La Ngâu còn cao. 

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 2

Theo ông Đặng Công Khanh, Chủ tịch UBND xã La Ngâu, nhiều năm qua, với sự đồng thuận và quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã giúp La Ngâu đổi thay từng ngày.

Nhiều mô hình chủ động phát triển kinh tế tại địa phương này đã và đang góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 3

Xã hiện có 3.082 khẩu/ 832 hộ (thống kê đến tháng 6), trong đó trên 70% là đồng bào DTTS (chủ yếu là dân tộc K'Ho). Nếu như trước đây đồng bào chủ yếu sống du canh, du cư, bấp bênh không ổn định, thì từ khi có các chủ trương chính sách, các chương trình đầu tư dành cho vùng đồng bào DTTS thì đời sống của bà con đã có nhiều đổi thay tích cực.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 4

Ba năm trở lại đây, tỉnh Bình Thuận quan tâm đầu tư đồng bộ nhiều công trình trọng điểm tại xã La Ngâu như: nâng cấp đường liên thôn, bê tông hóa đường giao thông; xây cầu qua sông La Ngà, xây dựng hệ thống trường lớp, trạm y tế, nhà văn hóa, điện sinh hoạt, hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sạch, hỗ trợ xây dựng nhà ở… Hiện nay, các công trình đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong toàn xã.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 5

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng… đã có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của bà con, nhất là các hộ nghèo.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 6

Chị Ka Hợp (38 tuổi, ấp 1, xã La Ngâu) hàng ngày nhận hạt điều về lột vỏ với tiền công 7.000 đồng/kg. "Người dân K'Ho ở xã La Ngâu trước đây công việc bấp bênh lắm, thu nhập không đủ lo cho gia đình, nói gì đến việc xây cất nhà cửa. Giờ đây sau khi nhà nước hỗ trợ nhà, tổ chức hội hỗ trợ chuyển đổi nghề, giới thiệu việc làm nên thu nhập ổn định hơn trước", chị Ka Hợp chia sẻ. 

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 7

Cùng với việc giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương, các hộ nghèo được địa phương hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất như giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. Qua đó giúp cho người dân dần thay đổi tập quán canh tác và chăn nuôi, mạnh dạn áp dụng các mô hình mới trong sản xuất, tăng trưởng kinh tế. 

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 8

Ông Đặng Công Khanh cho biết, hiện diện tích và số lượng các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã rất đa dạng, phong phú. Về cây trồng có thể kể đến cây bắp lai, cây mỳ, lúa, đậu, rau với tổng diện tích khoảng 715ha. Về cây công nghiệp dài ngày có điều (170ha), cao su (35ha), cà phê (15ha), tiêu (2ha), các loại cây ăn quả (23ha). Tổng đàn gia súc khoảng trên 2.300 con. Tổng đàn gia cầm trên 4.300 con.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 9

Trong năm 2022, tổng nguồn vốn địa phương phân bổ là hơn 3 tỷ đồng, trong đó phần lớn sử dụng đầu tư hạ tầng. Cụ thể xã đã nâng cấp, sửa chữa 3 tuyến đường giao thông với kinh phí 2 tỷ 957 triệu đồng. Hỗ trợ xây nhà ở cho 24 hộ đồng bào K'Ho khó khăn với kinh phí 960 triệu đồng.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 10

Trong năm 2023, tổng các nguồn vốn phân bổ là 4,5 tỷ đồng, trong đó xã sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa 4 tuyến đường giao thông, nâng cấp nhà văn hóa ở các bản; bên cạnh đó cũng sẽ tập trung nguồn vốn cho việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như xây dựng các phong trào văn hóa nghệ thuật…

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 11

Đời sống kinh tế phát triển nên nhận thức của đồng bào nâng lên rõ rệt, các mặt của đời sống xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Con em đồng bào đi học đầy đủ, hầu như không còn tình trạng bỏ học hoặc đi học không đúng độ tuổi. Toàn xã có hơn 400 học sinh đang theo học ở 3 cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở và THPT. 

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 12

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được quan tâm với đầy đủ nguồn nhân lực, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch cũng như công tác khám chữa bệnh. An ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 13

Trẻ em K'Ho vui chơi, giải trí ở một sân bóng tự nhiên cạnh sông La Ngà, bên cạnh vườn điều. Kinh tế phát triển, đời sống người dân nâng cao, các hoạt động vui chơi thể dục thể thao cũng sôi động, phát triển. 

Cuộc sống đồng bào KHo ở xã La Ngâu đổi thay, phát triển - 14

Với dòng sông La Ngâu chảy qua làng với vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ, cùng với hạ tầng, giao thông được đầu tư, xã La Ngâu nổi bật như một điểm đến khám phá không chỉ cho các bạn trẻ mà nhiều du khách ngoại quốc đến cắm trại qua đêm để thưởng thức không khí trong lành và thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi.