Ý nghĩa văn hóa của... vàng

(Dân trí) - Không chỉ có giá trị vật chất, vàng còn chứa đựng ý nghĩa tinh thần. Điều này thể hiện rất rõ trong lễ cưới ở các nước Á Đông, khi vàng là "của hồi môn" không thể thiếu. Ở mỗi nước, vàng mang ý nghĩa khác nhau...

Người Việt Nam quan niệm dù nhà nghèo đến mấy, khi con gái đi lấy chồng cũng phải có chỉ vàng cho con làm vốn. Nếu không có gì cho con mang đi lấy chồng, dù chỉ là một chút của hồi môn tượng trưng, bậc làm cha mẹ sẽ cảm thấy rất xót xa và đứa con gái khi bước ra khỏi nhà đẻ cũng sẽ thấy tủi phận.

Ý nghĩa của Vàng trong hạnh phúc lứa đôi



Khác với cô dâu ở những nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Hàn Quốc hay Trung Quốc, cô dâu Việt Nam ăn vận giản dị và không phô trương gia thế của mình qua những đồ trang sức quý giá, "nặng trịch" ngay từ đầu. Niềm tự hào của cha mẹ đẻ và sự hãnh diện của con gái được thể hiện ở giây phút bố mẹ đẻ đứng lên trao của hồi môn cho con khi con chính thức bước về nhà chồng.

Vàng lúc đó không phải chỉ mang ý nghĩa vật chất mà đã trở thành yếu tố tinh thần. Chỉ là chiếc dây chuyền, cái lắc hay chiếc nhẫn nhưng nó là cả một sự tự tôn, nói lên phần nào “giá trị” của cô gái trong nhà đẻ, giờ bước chân đi lấy chồng được bố mẹ quan tâm, gửi gắm ra sao. Gia đình chồng nhìn vào đó sẽ biết được “giá trị” của cô con dâu họ xin về, sẽ "nể nang" nhà gái hơn.

Ý nghĩa của Vàng trong hạnh phúc lứa đôi



Sắc vàng vốn là sắc màu sang trọng, quý phái nhất trong bảng màu của người phương Đông. Trong phong thủy, vàng tượng trưng cho sự sáng tạo, sức mạnh, sự giàu sang và thành đạt, vì vậy nó được coi là màu may mắn và thường đi với màu đỏ để tạo thành cặp song hành đầy phúc lộc.

Ý nghĩa của Vàng trong hạnh phúc lứa đôi



Ấn Độ và Sri Lanka, hai nước có nền văn hóa gần gũi, có một tục lệ bất thành văn là cô dâu trong ngày cưới phải ăn vận thật sang trọng và rực rỡ. Vẻ đẹp đó đến từ bộ trang sức bằng vàng đồ sộ mà cô dâu đeo lên người. Nào vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, khuyên mũi, gài tóc… Họ trở thành những cô gái “dát vàng”.

Con gái dù nhà giàu hay nhà nghèo trong ngày này đều phải được sắm sanh cho đủ lệ bộ như thế. Nếu nhà không có vàng để đánh ra cho con đeo thì đi... thuê tạm. Dịch vụ cho thuê vàng cưới ở những đất nước này rất phổ biến, tựa như cho thuê áo dài ở ta vậy. Như thế, vàng đã trở thành nét văn hóa trong những nước Á Đông, gắn liền với những tập tục phổ biến trong xã hội.

Cô dâu Ấn Độ


Cô dâu Ấn Độ


Cô dâu Ấn Độ

Cô dâu Ấn Độ

Cô dâu Sri Lanka

Cô dâu Sri Lanka

Trong số các cô dâu Châu Á, cô dâu Trung Quốc hiện nay là “chịu chơi” nhất. Những mốt mới như đeo miện đội đầu bằng vàng đã bắt đầu quay trở lại. Xưa kia chỉ con nhà đại quan mới có được diễm phúc ấy. Cô dâu Trung Quốc cũng thường xuyên được xuất hiện trên mặt báo với những tiêu đề kiểu như “Cô dâu gãy cổ vì vàng”. Đó chỉ là những tiêu đề hài hước nhưng phản ánh một hiện tượng có thật đang ngày càng phổ biến trong những gia đình khá giả ở Trung Quốc. Đối với họ, tặng cho cô dâu một chiếc lắc hay dây chuyền vàng nhân ngày trọng đại chẳng có gì đáng tiếc. Thế là không chỉ bố mẹ mà cả những vị quan khách giàu có cũng tặng vàng cho cô dâu. Những cô dâu với hai cánh tay đeo lắc vàng tới tận khủy, thậm chí nhiều quá, người tặng đành móc tạm vào dây chuyền đeo lủng lẳng.

 
Hạnh phúc ngàn vàng của một số cô dâu Trung Quốc


Hạnh phúc ngàn vàng của một số cô dâu Trung Quốc

Hạnh phúc "ngàn vàng" của một số cô dâu Trung Quốc

 
Ngày nay, người Châu Á đã bắt đầu mua nhẫn kim cương cho lễ cưới nhưng vàng vẫn giữ nguyên vai trò của nó, không thể nào thay thế được. Sự hiện diện của vàng và đặc biệt là nghi lễ trao vàng cho con khi đi lấy chồng là nét tâm lý cẩn thận và phòng xa của các bậc cha mẹ Châu Á. Nó vừa làm đẹp cho con vừa là lưng vốn để con gây dựng gia đình và khi có việc gấp, vàng có thể nhanh chóng lấy ra sử dụng. Nó thịnh hành và tiện dụng hơn kim cương nhiều!
 
 
Pi Uy
Tổng hợp