Festival làng nghề Huế 2013:

Xem búp bê kimono bằng giấy theo phong cách Nhật Bản

(Dân trí) – Gian hàng giới thiệu TP Saijo, Nhật Bản tại Festival làng nghề Huế 2013, những búp bê mặc kimono làm từ giấy rất dễ thương đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Búp bê Kimono với rất nhiều màu sắc được sản xuất từ giấy Tesuki-Washi lấy ở cây kouzo và Mitsumata ở TP Saijo. Qua bàn tay khéo léo với nghệ thuật xếp giấy origami thượng thừa của nghệ nhân Nhật, đã thổi hồn vào từng thế đứng, thế ngồi, đưa tay làm dáng của “người mẫu” giấy kimono.
Búp bê nam và nữ mặc kimono làm từ giấy tự nhiên
Búp bê nam và nữ mặc kimono làm từ giấy tự nhiên

Loại giấy dùng để xếp búp bê còn được làm phong bì thư nhỏ nhắn, trên có vẽ hình các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục truyền thống, hay mặt nạ thần linh. Và dùng làm đèn lồng lớn treo trong nhà cũng như đèn lồng nhỏ để làm đèn ngủ.

Loại kimono tên “Happi” dùng trong lễ hội mùa thu (dùng để cảm tạ thần nông, tổ chức vào tháng 10 mỗi năm) tại TP Saijo này cũng được đem đến giới thiệu và có thể cho mọi người mặc thử nếu muốn.

Đặc biệt, có loại bánh Quỷ Bảng (Onita) làm từ bột mỳ và đường cho mọi người ăn miễn phí với hương vị ngọt nhẹ có pha chút gừng cay cũng rất thú vị. Truyền thuyết từ xưa ở Nhật có 1 con quỷ hay đến các nhà và nhòm qua các khe hở để hù dọa các em bé. Bà của các em bèn làm bánh Onita và đắp vào khe hở để xua đuổi ma quỷ. Kể từ đó, ma quỷ không còn bén mảng tới làng phá phách trẻ con nữa. Và bánh trở thành truyền thống cho mọi người.

2 thành viên người Nhật trong đoàn cầm đèn lồng đặc trưng của TP Saijo
2 thành viên người Nhật trong đoàn cầm đèn lồng đặc trưng của TP Saijo

Đáng tiếc, món trà đen Ishizuchi do nhiều lý do khách quan đã không đem đến dự Festival được. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh về TP nhỏ ở quần đảo Shikoku của Nhật Bản này trên các poster lớn treo quanh gian hàng có ghi chú rõ đã phần nào giới thiệu nét văn hóa đặc sắc và thiên nhiên đẹp của Saijo.

Có thể kể đến như suối tự nhiên Uchinuki phun lên 90.000m3 mỗi ngày ở khắp thành phố. Người dân đến lấy nước uống mà không cần qua xử lý vì nước rất mát và khoáng chất cực kỳ sạch. Núi Ishizachi cao 1.982m (cao nhất phía Tây Nhật Bản) cứ đến mùa đông là tuyết phủ trắng xóa. Trên đường lên núi có treo các đoạn xích để dành cho người mạo hiểm có thể tay không vượt qua. Rất nhiều đàn ông lẫn phụ nữ, trẻ con ở Saijo đã can đảm và qua được thử thách. Rồi lễ hội lớn nhất ở đây vào mùa thu, mỗi phường đều có gánh đài thờ (Danjiri) diễu hành.
 

Những thiếu nữ búp bê giấy xinh đẹp
Những thiếu nữ búp bê giấy xinh đẹp
Những thiếu nữ búp bê giấy xinh đẹp
Những "thiếu nữ" búp bê giấy xinh đẹp
Loại giấy dùng để xếp thành búp bê
Loại giấy dùng để xếp thành búp bê
Từ giấy này còn xếp ra thiệp nhỏ nhắn mang hình biểu tượng văn hóa của địa phương
Từ giấy này còn xếp ra thiệp nhỏ nhắn mang hình biểu tượng văn hóa của địa phương
Và dùng làm đèn ngủ nhỏ rất xinh xắn
Và dùng làm đèn ngủ nhỏ rất xinh xắn
Ảnh chụp người dân Saijo nâng đài thờ nặng 500kg đi diễu hành trong lễ hội mùa thu
Ảnh chụp người dân Saijo nâng đài thờ nặng 500kg đi diễu hành trong lễ hội mùa thu
Và mô hình đài thờ Danjiri được xếp bằng giấy ở gian triển lãm 
Và mô hình đài thờ Danjiri được xếp bằng giấy ở gian triển lãm 
Ảnh 4 mùa tươi đẹp ở Sanjo
Ảnh 4 mùa tươi đẹp ở Sanjo
2 mẫu kimono đen trắng đặc trưng được người dân mặc trong dịp lễ hội
2 mẫu kimono đen trắng đặc trưng được người dân mặc trong dịp lễ hội
2 mẫu kimono đen trắng đặc trưng được người dân mặc trong dịp lễ hội
Bánh Quỷ Bảng gắn liền với truyền thuyết thuở ấu thơ rất dễ thương với trẻ em
Bánh Quỷ Bảng gắn liền với truyền thuyết thuở ấu thơ rất dễ thương với trẻ em

 
Đại Dương