Thú vị khi nhìn lại lịch sử thời trang của nữ tiếp viên hàng không

(Dân trí)- Những nữ tiếp viên hàng không luôn nổi tiếng với sự thanh lịch, xinh đẹp. Nhìn lại lịch sử thời trang của những nữ tiếp viên hàng không có thể tìm thấy ở đó nhiều điều thú vị, đó là hành trình dài đi từ trang phục "kín cổng cao tường" đến sexy, gợi cảm...

Thập niên 1920 & Swiss Airways (Thụy Sĩ)


Thập niên 1920 & Swiss Airways (Thụy Sĩ)

Những năm đầu thập niên 1920, đồng phục thời kỳ này khá cứng nhắc, dường như thiết kế ra cho đàn ông với những chiếc áo jacket dài và khuy cài gần kín cổ bởi sự kín đáo của phụ nữ đồng nghĩa với tư cách đạo đức nên ăn vận như vậy được coi là lịch sự và nhã nhặn. Áo váy không được bó sát, không được tôn lên những đường cong và chiếc cổ áo khoác hình chữ V may chẳng khác gì những chiếc comple cho nam giới.

Bức hình trên được chụp ở sân bay Tempelhof tại Berlin và đây là cô gái đầu tiên trở thành nữ tiếp viên hàng không (TVHK), đáng tiếc người ta không còn nhớ tên của
cô.
 

Thập niên 1930 & United Air (Mỹ)


Thập niên 1930 & United Air (Mỹ)

 
Thập niên 1930, trong bức ảnh trên là những tiếp viên hàng không đầu tiên của Mỹ. Đồng phục của người phụ nữ bên phải khá rườm rà và không thuận tiện cho công việc với cổ áo cao, hồ cứng, ít mang vẻ nữ tính. Sang thập niên 1940, đồng phục được thiết kế theo phong cách của cô gái bên trái với nhiều nét nữ tính hơn.

Tại Mỹ, nữ giới không tham gia vào ngành hàng không cho tới tận thập niên 1930. Người phụ nữ đi tiên phong là cô Ellen Church (hình phải). Cô đã bỏ công việc của một y tá để xin tuyển dụng vào hãng bay. Ban đầu cô muốn trở thành phi công nhưng sau đó đã được đào tạo để trở thành tiếp viên hàng không.

Thập niên 1930 & United Air (Mỹ)


Chuyến bay đầu tiên của cô từ San Francisco tới Chicago diễn ra vào ngày 15/5/1930. William Patterson khi đó là giám đốc của hãng United Air đã rất thích thú với hình ảnh của Church và tin rằng những người phụ nữ như cô sẽ giúp hãng kinh doanh thành công, ngay lập tức, ông đã thuê thêm 8 người phụ nữ khác cũng là những y tá để trở thành các cộng sự của Church trên máy bay.

Thập niên 1940 & Canadian Colonial Airways (Canada)


Thập niên 1940 & Canadian Colonial Airways (Canada)

Dù bộ đồng phục của hãng vẫn còn khá cứng nhắc và mang hơi hướng của bộ quân phục nhà binh nhưng thiết kế này càng về sau càng mềm mại dần, với những nét chính vẫn được giữ nguyên gồm váy ngắn, mũ lệch tôn lên vẻ nữ tính, yêu kiều.

Thập niên 1940 & Canadian Colonial Airways (Canada)


Trong thập niên 1940, tiêu chuẩn đối với nữ tiếp viên hàng không đã hình thành rõ nét. Họ được coi là hình ảnh đại diện cho vẻ sang trọng, xa hoa của hãng bay và thu hút khách hàng. Dịch vụ bay cũng trở nên hoàn hảo hơn với các bữa ăn, đồ uống được phục vụ từ những cô gái luôn thân thiện mỉm cười. Những người phụ nữ làm TVHK được coi là những cô gái “hot” nhất bởi vẻ quyến rũ, hấp dẫn và thông minh.

Thập niên 1950 & British Airways (Anh)


Thập niên 1950 & British Airways (Anh)

Thời kỳ này đồng phục chưa có nhiều bước chuyển biến rõ rệt. Những chiếc “váy bút chì” ôm chân được cắt khéo hơn để tôn lên vẻ hấp dẫn của các cô gái. Trông họ chưa có gì kiểu cách và ít nhiều vẫn giống những nữ quân nhân.

Thập niên 1950 được coi là thời kỳ hoàng kim của ngành hàng không. Tất cả những yếu tố làm nên hình ảnh của một hãng bay đều đã lộ diện và nghề TVHK là một trong những nghề “cao giá” thời đó, là ước mơ của những phụ nữ trẻ thích đi du lịch. Yêu cầu của công việc lúc đó là trẻ trung, da trắng, hấp dẫn, và chưa lập gia đình. Quá trình đào tạo thường diễn ra rất nghiêm khắc nhưng chế độ ưu đãi cho họ cũng không có gì đặc biệt.
 

Thập niên 1960 & Trans World Airlines (Mỹ)


Thập niên 1960 & Trans World Airlines (Mỹ)

Sang thập niên 1960, lần đầu tiên các nữ TVHK đã thoát khỏi chiếc áo jacket cứng nhắc. Một diện mạo mới: sexy hơn, may đo vừa khít, váy ôm sát trẻ trung, mũ lệch và cổ chữ V mềm mại.

Thập niên 1960 chứng kiến sự ra đời của những chiếc máy bay phản lực cỡ lớn với nội thất đẹp mắt và phong cách thời trang ngày càng đa dạng của các nữ TVHK. Những khoang hạng nhất bắt đầu xuất hiện và thực đơn trên máy bay cũng được mở rộng. Chất lượng dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng và áp lực đó đặt lên vai các TVHK, họ phải làm hài lòng khách hàng bởi tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”. Đồng thời, những yêu cầu bất hợp lý và quá khắt khe trong công việc như độ tuổi, cân nặng và tình trạng hôn nhân của nữ TVHK bắt đầu được những nhà làm luật quan tâm và yêu cầu các hãng bay thay đổi.

Thập niên 1970 & Southwest Airlines – hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Mỹ
Thập niên 1970 & Southwest Airlines – hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Mỹ


Thập niên 1970 & Southwest Airlines – hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Mỹ
 
 
Thập niên 1970 chứng kiến cuộc cách mạng về đồng phục của các cô gái. Họ trở nên sexy hơn bao giờ hết, vẻ đẹp nữ tính được nhấn mạnh. Tiêu chí của hãng Southwest Airlines có thể khái quát phương châm kinh doanh của nhiều hãng thời bấy giờ: “Sex sell seats” (Sự quyến rũ thu hút khách hàng).
 
TVHK của hãng này mặc những chiếc quần bó sát như vận động viên cưỡi ngựa và thực đơn có những thứ đồ uống rất lạ như “Tình yêu sét đánh” hay “Độc dược tình yêu”. Hãng Braniff International thậm chí còn yêu cầu TVHK thay đồ liên tục trong suốt chuyến bay và tất cả đều là những bộ đồ khá “bỏng mắt”. Sau đó, phong cách thời trang này bị cho là phản cảm và luật pháp cấm các hãng bay lợi dụng vấn đề giới tính để làm lợi trong kinh doanh. Chính các TVHK của hãng Southwest Airlines đã biểu tình và phản đối việc lợi dụng giới tính để kinh doanh của hãng này.
 

Thập niên 1980 – 1990


Thập niên 1980 – 1990

Những bộ trang phục nữ tính và nhã nhặn của thập niên 1950 - 1960 quay trở lại với những chiếc váy ngắn, áo khoác ngoài thiết kế chuyên nghiệp, thoải mái để các cô gái vừa xinh đẹp mà vẫn làm tốt công việc.

Đồng phục thời kỳ này mang phong cách cổ điển với những tông màu tối làm chủ đạo. Nữ TVHK có thể mặc quần hoặc váy tùy chọn. Nghề này bắt đầu được chuyên nghiệp hóa, có vị trí cao trong xã hội và đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe.

Thời trang của các TVHK thời kỳ này nhấn mạnh vào truyền thống dân tộc. Thiết kế đơn giản, trang nhã, hấp dẫn và đậm tính truyền thống.

Thập niên 1980 – 1990


 
Những bộ trang phục kiểu cách cầu kỳ đã lỗi mốt. Điều kiện làm việc của họ được quan tâm hơn nhiều với những chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, nghỉ phép dài ngày và giảm giá khi bay cho các thành viên trong gia đình họ. Những màu sắc trầm tối và thiết kế cứng nhắc đã vắng bóng, giờ đây họ là những cô gái xinh đẹp và thoải mái trong từng cử động.

 
Hồ Bích Ngọc
Tổng hợp