Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam

(Dân trí)- Bộ ảnh chụp 10 em bé Việt Nam nghèo khổ đứng trong khuôn hình của những ước mơ đã được đăng tải trên tạp chí Mỹ. Đây là bộ ảnh của một du học sinh Việt Nam thực hiện. Mỗi bức ảnh là một số phận.

Hồ Quang hiện giờ là du học sinh tại Úc. Bộ hình mà anh thực hiện khắc họa những đứa trẻ trong không gian làm việc mơ ước của chúng nhưng cũng chính trong bức ảnh đó, Quang lồng ghép cả thực tế khắc nghiệt trong cuộc sống của các em.
 
“Em muốn làm gì khi lớn lên?” - Đó là câu hỏi mà Hồ Quang, một du học sinh tại Úc đặt ra cho 10 em bé đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả 10 em đều có hoàn cảnh khó khăn, nhưng không vì thế mà các em thôi ước mơ.
 
Trong những em bé này, có em cả nhà chỉ trông vào đông lương của bố hoặc mẹ, có em thì cả bố lẫn mẹ đều thường xuyên đau ốm. Đa số các em đều gầy gò vì cuộc sống quá khắc khổ, vất vả. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn trong hiện tại, các em vẫn có những ước mơ lớn của mình.

Các em muốn trở thành giáo viên, ca sĩ, kỹ sư, họa sĩ, bác sĩ… để có thể giúp đỡ những gia đình khó khăn giống như gia đình mình.

Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam


Trả lời phỏng vấn của tờ tin tức Mỹ - Huffington Post, Quang chia sẻ: “Ở đất nước mình, tôi đã gặp nhiều em nhỏ bán vé số, bán bánh dạo, đi ăn xin, đi đánh giày, thậm chí đi nhặt rác. Những hiện thực này tôi và những người khác đều có thể nhìn thấy hàng ngày, nhưng không phải ai cũng sẵn lòng làm điều gì đó. Cũng có nhiều người họ thậm chí còn không để ý tới sự tồn tại của những em bé này”.

Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam


Bé Nguyễn Lâm Thảo Uyên 10 tuổi, đang học lớp 5. Mẹ của em gần như đã bị mù. Bà không thể xin được việc và vì thế buộc phải ở nhà. Dù rằng cuộc sống của người mẹ tội nghiệp không còn gì để kỳ vọng nhưng bà vẫn mong con gái mình sẽ đủ mạnh mẽ để vươn lên trong cuộc sống.

Cha của Uyên là một tài xế taxi. Dù ông làm việc quần quật cả ngày nhưng vẫn không bao giờ có thể đem lại cho gia đình một cuộc sống dư dả. Cả đại gia đình Uyên có tất cả 15 người, họ sống trong căn nhà 30 mét vuông.

Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam


Em Nguyễn Hoàng Thông là học sinh lớp 5. Mẹ của em là người giúp việc. Bố của em là một thương binh và không có đủ sức khỏe để có thể làm những công việc nặng nhọc. Thu nhập của bố mẹ em không nhiều và cũng không thường xuyên. Ngôi nhà mà gia đình em đang sống ở bên chân cầu khá lụp xụp.

Em ước mơ: “Mai này em mong có thể xây nhà cho những người nghèo giống gia đình em, giúp họ xây được ngôi nhà vững chãi của chính họ.”

Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam


Em Nguyễn Nhật Ánh đang học lớp 4. Dù em Ánh đã 10 tuổi, em chỉ nặng 25 kg và được chẩn đoán bị suy dinh dưỡng. Hiện em đang sống với bà. Cuộc sống của hai bà cháu rất khó khăn. Bà em đã hơn 60 tuổi, rất già yếu. Bà không kiếm được nhiều.

Thu nhập của hai bà cháu trông cả vào việc bà cụ đi lau dọn nhà cửa cho các gia đình khác. Dù cuộc sống khó khăn, Ánh vẫn học hành chăm chỉ và trong nhiều năm liền em là học sinh giỏi.

Ánh nói: “Ước mơ của em là trở thành giáo viên, để có thể dạy học và giúp đỡ những trẻ em nghèo khó giống như em bây giờ.”

Tạp chí Mỹ đăng ảnh xúc động của du học sinh Việt Nam


Quyên và Ngân là hai chị em, hiện các em đang sống với ông bà trong một căn nhà nhỏ, gần bãi rác. Cả hai cụ đều đã không còn đủ sức để lao động. 4 người trong nhà phải trông vào đồng lương hưu ít ỏi của ông bà, số tiền đó chỉ đủ cho họ sống tằn tiện qua ngày và tương lai là điều xa xôi, vô định mà họ hiếm khi nghĩ tới.

Quyên ý thức được rất rõ hoàn cảnh của gia đình mình: “Nhà em nghèo quá, em phải học thật giỏi để còn đi làm, có tiền xây lại căn nhà lụp xụp này.”

Ngân – em gái của Quyên.

Ngân – em gái của Quyên.

Ngân – em gái của Quyên.


Em Lâm Tuấn Hải là học sinh lớp 5. Gia đình em rất đông với tất cả 15 thành viên sống trong một ngôi nhà nhỏ cơi nới tứ phía. Sau khi anh trai của Hải học xong lớp 12, cậu bé đã phải đi làm ngay để gia đình có thêm một nguồn thu nhập. Ông bà của em dù đã rất già yếu nhưng vẫn phải ngày ngày bán cà phê trên phố.

Hải có một mong muốn giản dị: “Em muốn có một cửa hiệu nhỏ để có thể làm việc và hỗ trợ thêm cho gia đình, có lẽ nên bắt đầu với một cửa hiệu cắt tóc.”

Ngân – em gái của Quyên.


Em Trần Văn Tài 11 tuổi sống với người mẹ thường xuyên đau ốm và đã trải qua 3 ca phẫu thuật. Cha của em đã qua đời từ lâu. Hiện tại hai mẹ con em đang thuê một căn phòng nhỏ tồi tàn bởi căn nhà cũ đã đổ sụp.

Tài nói: “Em muốn trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ, để mẹ có thể ở bên em thật lâu. Trong cuộc đời này, em chỉ còn mẹ là người thân yêu nhất.”

Ngân – em gái của Quyên.


Trương Trần Thủy Tiên là một cô bé học lớp 3. Từ khi cha mẹ em ly hôn, em sống với mẹ và ông bà ngoại. Đồng lương ít ỏi mà mẹ em kiếm được từ việc làm ở siêu thị không đủ để chu cấp cho cả gia đình và đảm bảo cho việc học hành của Tiên.

Tiên nói: “Em rất muốn trở thành một ca sĩ, được đứng trên sân khấu lớn với ánh đèn lấp lánh để biểu diễn”.

Ngân – em gái của Quyên.


Em Trần Quốc Dũng và Trần Thị Mỹ Trinh đều đang ở độ tuổi tiểu học. Hai em cùng sống với mẹ ở chợ Đa Kao bởi họ không có nhà riêng. Mỗi buổi tối, cả nhà cùng nhau ngủ trên những chiếc phản gỗ trong một căn lều lụp xụp, ẩm thấp.

Mẹ của em bị áp huyết cao và không thể làm những việc nặng nhọc. Hàng ngày, bà đi bán vé số. Khi đau ốm, hai con nhỏ sẽ thay bà làm việc đó. Tuy vậy, họ thường không có đủ tiền để trang trải những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, họ sống bữa nay, lo bữa mai.

Dũng nói: “Mẹ em ngày nào cũng đi hết phố này đến phố khác nhưng không phải ngày nào cũng bán được vé số, nhiều khi mẹ gặp phải những người xấu, em muốn lớn nhanh để bảo vệ mẹ. Em biết mẹ đã nuôi lớn chúng em rất khó khăn. Em yêu mẹ lắm.”

Ngân – em gái của Quyên.


Nguyễn Ngọc Huy đang học lớp 2. Cha của em là một cựu chiến binh, bị thương trên chiến trường Campuchia. Sau khi trở về Việt Nam, ông được vào đội bảo vệ an ninh khu phố, đi tuần mỗi buổi tối.

Công việc chính của ông hàng ngày là gói bánh tét để vợ mang ra chợ bán. Mẹ của Huy bị bệnh khớp nên đi lại rất khó khăn, mỗi ngày ra chợ bán hàng là một ngày mệt nhọc đối với bà.

Huy nói: “Cha của em vẫn ước mơ có thể mở một cửa hàng sửa xe máy nhỏ. Khi em lớn lên em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện được ước mơ này của cha.”

 
 
Pi Uy
Theo Huffington Post