Rộn ràng làng chế tác lân, địa mùa Tết Trung thu

(Dân trí) - Gần đến Hội Tết Trung thu, những ngày này, các cơ sở chế tác lân, địa Trung thu ở Cẩm Hà (Hội An, Quảng Nam) rộn ràng hơn bao giờ hết. Từ các cơ sở này, hàng ngàn chiếc lân rồng đã bay khi khắp cả nước góp vui những ngày trăng tròn sáng nhất.

Rộn ràng làng chế tác lân, địa mùa Tết Trung thu
các sản phẩm đang hoàn thành kịp mùa Tết Trung thu của các cơ sở sản xuất lân, địa truyền thống ở Cẩm Hà (Hội An, Quảng Nam)

Tại cơ sở sản xuất lân rồng của anh Nguyễn Hưng ở thôn Trảng Kèo (xã Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam), một trong những lò làm lân rồng có tiếng ở Hội An, từ trong ra ngoài, giăng giăng các ông lân ông địa đang được chế tác. Hơn 40 tuổi, anh Hưng đã có hơn 20 năm theo nghề làm lân, địa. Anh cho biết: “Từ hồi hồi nhỏ, mỗi mùa Tết Trung thu, tôi hay theo chúng bạn đi múa lân rồng. Quan sát học cách làm lân rồng, tôi bắt đầu mày mò tự làm ra những sản phẩm đầu tiên. Sản phẩm làm ra tiêu thụ được, tôi theo và mê cái nghề ni hồi mô không biết. Niềm vui lớn nhất là nhìn những con lân rồng, mặt nạ ông địa mình làm ra rộn ràng biểu diễn trên phố trong những ngày Tết Trung thu”.

Để sản phẩm làm ra thu hút người mua, phương châm của những thợ làm nghề truyền thống này là luôn sáng tạo. Mẫu mã sản phẩm không chỉ chuẩn theo thiết kế truyền thống căn bản, mà còn phải luôn có điểm mới bắt mắt. Theo các thợ chuyên chế tác lân, địa ở Hội An cho biết, làm lân Trung thu có nhiều công đoạn từ làm sườn, dán giấy, vẽ họa tiết, thiết kế đầu lân, đuôi lân và trang phục cho người biểu diễn. Làm mặt nạ ông địa cũng làm sườn, dán dấy rồi vẽ và trang trí… Công đoạn khó nhất là làm sườn và dán giấy. Theo các thợ chế tác lân rồng, khung sườn đầu lân phải chuẩn xác từng chi tiết, phải uốn tre làm sườn  cho khéo thì các công đoạn sau mới theo đó là làm được. Một chi tiết quan trọng nữa là điểm nhãn, trang trí mắt lân. Đây chính là linh hồn của mỗi sản phẩm. Mỗi sản phẩm làm ra còn theo “ngẫu hứng” của người thợ nên nhiều khi hàng trăm, hàng ngàn con lân mà không con nào giống con nào.

Công việc làm khung sườn, thiết kế trang trí thường do các thợ nam đảm nhiệm. Những người phụ nữ khéo tay thì may đuôi lân và trang phục cho người biểu diễn. Tại cơ sở của anh Nguyễn Hưng, mỗi ngày trên dưới 10 người tất bật làm ra hơn 20 chiếc lân lớn nhỏ. Trung bình mỗi mùa Tết Trung thu, cơ sở này sản xuất hơn 2000 sản phẩm. Mỗi sản phẩm từ kích cỡ và gia công có giá thành từ vài trăm nghìn đồng lên đến vài triệu đồng. Khách hàng không chỉ trong nội tỉnh Quảng Nam, mà từ Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…, cũng có người tìm về đặt mua. Anh Hưng cho biết: “Thường thì mỗi chỗ họ đặt mua số lượng lớn lên đến vài trăm để bán lẻ lại. Thi thoảng có nhiều người  đặt làm vài ba cái đem đi nước ngoài”. Nhu cầu nguồn cung sản phẩm lân địa lớn nhất vẫn là mùa Tết Trung thu. Song các cơ sở chế tác lân, địa ở Hội An bận bịu quanh năm, một phần chuẩn bị cho mua Tết, một phần cung ứng cho các võ đường ở cả nước thường tổ chức biểu diễn trong các sự kiện, lễ hội...

Dù cho bao nhiêu đổi thay, mặc cho sự lấn sân của hàng ngoại, những sản phẩm lân địa, truyền thống ở Hội An luôn được ưa chuộng với những đơn đặt hàng lớn ở khắp cả nước hàng năm vào mùa Tết Trung thu. Mỗi ông lân, ông địa rộn ràng khắp xóm làng, khắp phố phường ngày Tết Trung thu có niềm tự hào về sự khéo léo, tinh tế của người thợ làng nghề truyền thống.

Những hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ các cơ sở sản xuất lân, địa lâu năm ở Cẩm Hà (Hội An, Quảng Nam).

Các khuôn đúc cố định sườn đầu lân rồng 
Các khuôn đúc cố định sườn đầu lân rồng 

Một đầu lân rồng vừa hoàn thành công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là làm sườn là dán giấy lót
Một đầu lân rồng vừa hoàn thành công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là làm sườn là dán giấy lót

Vẽ họa tiết là công đoạn đòi hỏi sử tỉ mỉ và khéo léo của người thợ...
Vẽ họa tiết là công đoạn đòi hỏi sử tỉ mỉ và khéo léo của người thợ...

Để có một mảng họa tiết tỉ mẩn
Để có một mảng họa tiết tỉ mẩn

Để có một mảng họa tiết tỉ mẩn
Một công đoạn quan trọng nữa trong chế tác  lân là điểm nhãn và trang trí mắt lân - được coi là linh hồn của mỗi sản phẩm

Mặt nạ ông Địa yêu cầu nét vẽ vui tươi, khoáng đạt của người thợ
Mặt nạ ông Địa yêu cầu nét vẽ vui tươi, khoáng đạt của người thợ

Một mặt nạ ông địa ngẫu hứng sáng tạo

Một mặt nạ ông địa ngẫu hứng sáng tạo
Một mặt nạ ông địa ngẫu hứng sáng tạo


Một mặt nạ ông địa ngẫu hứng sáng tạo
Các chi tiết cần may vá khéo léo như vảy đuôi lân rồng , trang phục biểu diễn thường do cánh phụ nữ đảm nhận

Sản phẩm làng nghề chế tác ra có những lân nhỏ ...
Sản phẩm làng nghề chế tác ra có những lân nhỏ ...

Đến những lân lớn được thiết kế công phu từng chi tiết
Đến những lân lớn được thiết kế công phu từng chi tiết

Một bộ lân hoàn chỉnh
Một bộ lân hoàn chỉnh

Một bộ lân hoàn chỉnh
Niềm vui của những người thợ làm nghề lâu năm ở Hội An như anh Hưng là sự sáng tạo và được nhìn thấy nhữn sản phẩm của mình góp vui trên phố trong ngày Tết Trung thu

 Khánh Hiền