Người dân tộc thiểu số kể chuyện qua… hình ảnh

(Dân trí) – Những bức ảnh về văn hóa, tín ngưỡng và cuộc sống hàng ngày của một số dân tộc thiểu số trên nhiều miền đất nước tại triển lãm ảnh “Văn hóa của mình – đối thoại trong không gian mở” được chính những dân tộc thiểu số chụp lại.

Triễn lãm được tổ chức thực hiện bởi Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE). 143 bức ảnh tại triển lãm miêu tả sinh hoạt văn hóa, tin ngưỡng, cuộc sống hàng ngày của của các dân tộc thiểu số như người Khmer (Sóc Trăng), Pa – cô và Vân Kiều (Quảng Trị), Thái và Mường (Thanh Hóa), người Dao và H’Mông (Yên Bái và Lào Cai). Triển lãm kéo dài từ ngày 10/11 đến ngày 18/11 tại công viên Lam Sơn (Q.1, TPHCM).

Từ tháng 12/2011 đến tháng 4/2012, các cộng đồng dân tộc thiểu số được trải nghiệm quá trình học hỏi và giữ gìn văn hóa thông qua việc chụp ảnh và kể lại các câu chuyện gắn với với từng bức ảnh.

Điều đặt biệt, triểm lãm bắt nguồn từ phương pháp photovoice, có nghĩa là những bức ảnh đều được chụp từ góc nhìn của người trong cuộc và để họ tự nói về nét văn hóa dân tộc thông qua các bức ảnh của mình, không có sự sắp đặt hay chỉnh sửa nào. Mỗi bức ảnh chứa đựng nhiều câu chuyện mang đời sống riêng về bản sắc văn hóa dân tộc.

TS Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cho hay điều quan trọng nhất là qua quá trình chụp ảnh, người dân cảm thấy tự hào về văn hóa của mình. Và có lẽ chỉ khi tự hào thì người dân mới giữ gìn và phát triển văn hóa cũng như mong muốn giới thiệu văn hóa của mình đến các nhóm dân tộc khác.

Triển lãm đặc biệt này cũng muốn nhấn mạnh văn hóa phải thuộc về cộng đồng, phải được duy trì sáng tạo bởi cộng đồng. Sự vôn vinh, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa trước hết phải bắt đầu từ chính cộng đồng dân tộc ấy.

Người dân tộc thiểu số kể chuyện qua… hình ảnh
Ông Vỗ Hưa, người Pa - cô xem chân gà chuẩn bị cho một sự việc quan trọng trong gia đình như làm nhà mới, chọn đất làm nhà, đi săn bắn... Ngay khi con gà được cắt tiết, chủ nhân phải trình khẩn các thần có liên quan đến việc mình muốn xem. Chân gà có 4 ngón, người dân quan niệm mỗi ngón đều có điềm linh riêng như: ngón cái chỉ điều tốt hay xấu, ngón giữa là thần che chở và ngón út chỉ người quan hệ trong làm ăn với mình hoặc chỉ điềm xấu. 


Người dân tộc thiểu số kể chuyện qua… hình ảnh
Lễ gọi hồn của người dân tộc Bru - Vân Kiều (Quảng Trị) do thầy mo thực hiện, khi thanh đao buộc với giỏ cúng đứng thẳng mà không cần người giữ thì hồn đã về. 

Người dân tộc thiểu số kể chuyện qua… hình ảnh
Thầy cúng Kon Nam, 58 tuổi đang thực hiện nghi lễ dâng của cải lên thần Luông cho một người dân Pa - cô (thuộc dân tộc Tà Ôi, Quảng Trị), Khi thanh gươm dựng và đứng yên được khoảng 30 giây có nghĩa là thần Luông đã chấp nhận lễ vật này. Lễ vật gồm xôi và gà.  

Người dân tộc Thái mặc áo khom đỏ để hành lễ về việc chữa bệnh, đuổi ma. 
Người dân tộc Thái mặc áo khom đỏ để hành lễ về việc chữa bệnh, đuổi ma. 

Người dân tộc Thái mặc áo khom đỏ để hành lễ về việc chữa bệnh, đuổi ma. 

Người dân tộc Thái mặc áo khom đỏ để hành lễ về việc chữa bệnh, đuổi ma. 
Cái giỏ này người H'Mông gọi là cái bề, dùng để đựng thức ăn, rau, củi... khi đi làm. Một người phụ nữ khi đi làm, không có chỗ để điện thoại nên phải tìm treo chỗ cao nhất thế này. Sùng A Của, tác giả bức ảnh muốn nói rằng người dân tộc mình đã biết dùng điện thoại để thông tin với mọi người trong gia đình và cộng đồng. 

Người dân tộc Thái hỗ trợ nhau trong việc dựng nhà. 
 
Người dân tộc Thái hỗ trợ nhau trong việc dựng nhà. 
Người dân tộc Thái hỗ trợ nhau trong việc dựng nhà. 

Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.
Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.

Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.
Tháng 12 hàng năm, người Vân Kiều tổ chức lễ cúng họ. Tất cả các thành viên trong họ đều ở nhà tham gia vào việc phát quang, quét vôi ve làm cho lăng mộ đẹp hơn để tổ tiên về cùng con cháu. Lăng được xây ở nơi cách xa bản, gần rừng. Khu rừng này được gọi là rừng thiêng, nếu người của họ khác chặt cây hoặc đến đây làm ồn sẽ bị phạt một con gà. 

Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.
Không có người trông con để đi làm nên người H'Mông thường mang con theo lên nương. Họ sẽ đào một cãi vũng, trải chiếu lên để cho đứa trẻ ngồi chơi. Cạnh đó là chiếc cọc buộc cái ô ở trên để tránh nắng mưa. 

Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.
Đám tang của người dân tộc Mường. Quan tài người chết được buộc vào hai cây bương làm đòn khiêng và đưa ra ngoài bằng cửa ngang (cửa sổ ở đầu nhà) chứ không đi cửa chính có cầu thang vì đây là lối đi của người sống. 

Ruộng bậc thang của người dân tộc H'Mông khi đã được dẫn nước vào ngâm cho mềm đất.
Trong ảnh là đám tang của một cô gái trẻ 20 tuổi. Người chết từ 13 tuổi trở lên được gọi là quá giáp, phải làm ma lớn. Người trong làng đến viếng ma đều phải đội khăn tang. 

 
 
Hoài Nam