Kỷ lục trong giới Hoàng gia Châu Âu

(Dân trí) - Khi nhìn vào “túi tiền” của những vị vua và nữ hoàng tại Châu Âu, người ta sẽ phải bất ngờ - có vị vua trị vì cả một vương quốc rộng lớn nhưng chỉ sở hữu khối tài sản khiêm tốn, có vị vua chẳng trị vì vương quốc nào nhưng lại giàu có hơn cả.

Trong giới Hoàng gia Châu Âu, Hoàng gia Anh là nổi tiếng nhất. Nhiều người có thể sẽ tưởng rằng Hoàng gia Anh là giàu có nhất Châu Âu, nhưng thực tế khối tài sản mà Nữ hoàng Anh sở hữu chỉ vào khoảng 295 triệu bảng (hơn 9500 tỉ đồng).

Thực tế, Hoàng gia Anh còn cách khá xa những Hoàng gia giàu có nhất thế giới như hoàng tộc Dubai, Brunei, Abu Dhabi, Ả Rập Saudi… Trong khi sự giàu có của các hoàng tộc Trung Đông không còn lạ lẫm với thế giới, thì gia sản “khiêm tốn” của một số Hoàng gia Châu Âu lại là điều khiến nhiều người phải bất ngờ.

Những kỷ lục trong giới Hoàng gia Châu Âu

Nữ hoàng Anh dù rất nổi tiếng nhưng bà chỉ sở hữu khoản gia tài trị giá 295 triệu bảng. Thực tế, đó vẫn là một con số khiêm tốn so với những Hoàng gia giàu có nhất thế giới.

Những kỷ lục trong giới Hoàng gia Châu Âu

Trung bình một năm, Hoàng gia Anh chi tiêu từ 29-36 triệu bảng (từ 937-1100 tỉ đồng), đó cũng là một khoản chi tiêu tương đối “giản dị”.

Vậy gia đình hoàng tộc Châu Âu nào giàu có nhất?

Hoàng gia giàu có nhất Châu Âu - Lichtenstein

Với khoản tài sản trị giá 4,9 tỉ bảng (hơn 158.000 tỉ đồng) theo tính toán của tạp chí kinh doanh Mỹ Forbes, vương triều Lichtenstein trị vì trên một vương quốc bé nhỏ với diện tích chỉ 160 km2 nhưng lại là Hoàng gia giàu có nhất Châu Âu.

Đứng đầu vương chiều là Ông hoàng Hans-Adam II. Gia tài khổng lồ của hoàng tộc Lichtenstein đến từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đầu tư bất động sản và sưu tầm tác phẩm nghệ thuật kinh điển.

Những kỷ lục trong giới Hoàng gia Châu Âu

Ông hoàng Hans-Adam II của vương quốc Lichtenstein sở hữu khối gia sản lớn nhất trong các Hoàng gia Châu Âu với trị giá lên tới 4,9 tỉ bảng.

Những kỷ lục trong giới Hoàng gia Châu Âu

Hoàng tử Alois (46 tuổi) là người thừa kế khối gia sản khổng lồ của gia đình. Hoàng tử Alois đã kết hôn với nữ công tước Sophie xứ Bavaria (47 tuổi).

Hoàng gia tiêu tốn nhất Châu Âu - Hà Lan

Hoàng gia Hà Lan không quá đông nhưng là một trong những vương triều xa hoa tốn kém nhất Châu Âu với lượng tiền cần chi tiêu hàng năm vào khoảng 31 triệu bảng (hơn 1000 tỉ đồng). Tuy vậy, cũng phải thấy rằng Hoàng gia Hà Lan khá giàu có với số tài sản trị giá vào khoảng 131 triệu bảng (hơn 4200 tỉ đồng), đứng thứ 4 về mức độ giàu có trong các Hoàng gia Châu Âu.

Cung
điện của Hoàng gia Hà Lan ở quảng trường Dam, thành phố Amsterdam.

Cung điện của Hoàng gia Hà Lan ở quảng trường Dam, thành phố Amsterdam.

Vua
Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima của Hà Lan.

Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima của Hà Lan.

Hoàng gia sở hữu lâu đài lớn nhất Châu Âu - Tây Ban Nha

Với 3.418 phòng, so với cung điện Buckingham chỉ có 722 phòng, cung điện Real de Madrid của Hoàng gia Tây Ban Nha là cung điện Hoàng gia lớn nhất thế giới. Tổng diện tích các phòng trong lâu đài vào khoảng 134.710 m2.

Giờ đây, cung điện Real de Madrid chỉ còn được sử dụng trong các hoạt động mang tính nghi thức, Hoàng gia Tây Ban Nha dọn về sống trong một cung điện nhỏ hơn - cung điện Zarzuela, nằm ở ngoại ô thành phố Madrid.

Vua
Felipe và Hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha.

Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha.

Cung
điện Real de Madrid của Hoàng gia Tây Ban Nha.

Cung điện Real de Madrid của Hoàng gia Tây Ban Nha.

Hoàng gia “nghèo” nhất Châu Âu - Na Uy

Vua Harald V của Na Uy sở hữu khối tài sản vào khoảng 8 triệu bảng (hơn 258 tỉ đồng), con số này quá khiêm tốn so với một vị vua ở Châu Âu, vì vậy, vua Harald V là một trong những vị quốc vương “nghèo” nhất Châu Âu.

Hàng năm, Hoàng gia Na Uy nhận được một khoản tiền chi tiêu từ Chính phủ trị giá 12 triệu bảng (hơn 387 tỉ đồng) để chi dùng vào các hoạt động đối nội đối ngoại của cả hoàng thất.

Cung
điện Real de Madrid của Hoàng gia Tây Ban Nha.

Hoàng tử Haakon (41 tuổi) là người kế vị ngai vàng. Trong ảnh, Hoàng tử đang đi cùng vợ - công nương Mette-Marit.

Hoàng
gia Na Uy sở hữu 7 lâu đài, trong đó có lâu đài Hoàng gia ở thành phố Oslo.

Hoàng gia Na Uy sở hữu 7 lâu đài, trong đó có lâu đài Hoàng gia ở thành phố Oslo.

Thực tế, Hoàng gia Na Uy được coi là một trong những hoàng thất “trẻ” nhất Châu Âu, bởi mới được thành lập từ năm 1905, sau khi Na Uy chính thức trở thành một quốc gia độc lập, tách khỏi Thụy Điển.

Hoàng gia giàu nhất bán đảo Scandinavia - Thụy Điển

Đứng đầu Hoàng gia Thụy Điển là vua Carl XVI Gustaf (69 tuổi), Hoàng gia Thụy Điển hiện là gia đình hoàng thất giàu có nhất bán đảo Scandinavia và lọt top 5 Hoàng gia giàu nhất Châu Âu. Hoàng gia Thụy Điển sở hữu tới 11 cung điện và một số biệt thự phục vụ cho các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông ở nước ngoài.

Vua
Carl XVI Gustaf của Thụy Điển là vị quân vương giàu nhất bán đảo Scandinavia.

Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển là vị quân vương giàu nhất bán đảo Scandinavia.

Công
chúa thừa kế ngai vàng Victoria và phu quân trong ngày cưới.

Công chúa thừa kế ngai vàng Victoria và phu quân trong ngày cưới.

Ông hoàng giàu có nhất Châu Âu - Monaco

Công
chúa thừa kế ngai vàng Victoria và phu quân trong ngày cưới.

Ông hoàng Albert II của công quốc Monaco - một vương quốc bé nhỏ nhưng so về tài chính, Hoàng gia Monaco đứng thứ 2 về mức độ giàu có trên toàn cõi Châu Âu.

Công
chúa thừa kế ngai vàng Victoria và phu quân trong ngày cưới.

Hoàng tử Jacques một tháng tuổi chính là người thừa kế ngôi vị trong tương lai với khối tài sản của vua cha truyền lại ước tính lên tới 1 tỉ bảng Anh.

Cung
điện Princier của Hoàng gia Monaco.

Cung điện Princier của Hoàng gia Monaco.

Hoàng gia giàu có nhất dù không trị vì vương quốc nào - Thurn Und Taxis

Ông hoàng Albert của Hoàng gia Thurn und Taxis là một trong những nhân vật giàu có nhất tại Châu Âu nhưng ít được nhắc tới. Với khối tài sản ước tính 2 tỉ bảng Anh (hơn 64.500 tỉ đồng), Ông hoàng Albert - người thừa kế thứ 12 của hoàng tộc Thurn und Taxis - mới 31 tuổi, nhưng đã là người đứng đầu hoàng tộc.

Cung
điện Princier của Hoàng gia Monaco.

Những tài sản mà hoàng tộc Thurn und Taxis sở hữu bao gồm lâu đài St. Emmeram ở thành phố Regensburg (Đức), một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật, một công ty chuyên về công nghệ và 30.000 hécta đất rừng. Ông hoàng Albert tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế và thần học nhưng hiện đang theo đuổi sự nghiệp của một tay đua xe hơi.

Cung
điện Princier của Hoàng gia Monaco.

Ông hoàng thứ 12 của dòng họ Thurn und Taxis là một nhân vật Hoàng gia đặc biệt vì dù rất giàu có nhưng không có một vương quốc riêng để trị vì.

Cung
điện Princier của Hoàng gia Monaco.

Ông hoàng Albert đưa chị gái - công chúa Maria vào thánh đường (ảnh trái). Ông hoàng Albert và mẹ - nữ bá tước Gloria (ảnh phải).

Bích Ngọc
Theo Daily Mail