Khám phá Thái Bình Lâu - nơi vua nghỉ ngơi, ngắm cảnh

(Dân trí) - Thái Bình Lâu (Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế) là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh vừa được khánh thành vào sáng 26/3 sau thời gian gần 5 năm bảo tồn, tu bổ tổng thể.

Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc quan trọng thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, được xây dựng từ năm 1887 dưới thời Vua Đồng Khánh và được tôn tạo chỉnh trang từ năm 1919 đến 1921 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh. Do tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, di tích này đã bị xuống cấp trầm trọng.

Mặc dù trong giai đoạn 1986-1988 đã có một đợt sửa chữa, nhưng đến trước thời điểm của đợt trùng tu này, công trình vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều thành phần kiến trúc bị mất, hư hại. Hệ khung gỗ của công trình phải được chống đỡ tạm thời bằng hệ thống trụ sắt và giàn giáo.  

Trung tâm Bảo tồn đã tiến hành thực hiện Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích Thái Bình Lâu - Vườn Thiệu Phương trong Tử Cm Thành – Đại Nội Huế với tổng giá trị là 17,4 tỷ đồng, triển khai từ tháng 8/2010 đến tháng 3/2015.

Khánh thành Thái Bình Lâu

Khánh thành Thái Bình Lâu

Theo tài liệu kiến trúc xưa, Thái Bình Lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly. Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền Mỹ thuật Việt nam.

Do vậy, việc phục hồi các hoa văn họa tiết khảm sành sứ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dự án, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, tay nghề của cán bộ làm khoa học bảo tồn cũng như các nghệ nhân tham gia thực hiện dự án. Với yêu cầu bảo tồn tối đa các họa tiết nguyên gốc, phần lớn các họa tiết đã được hạ giải an toàn và sau khi vệ sinh khoa học đã được lắp dựng trở lại đúng vị trí nguyên gốc.

Ngoài ra, các hạng mục liên quan như phục hồi, tu bổ, gia cường hệ khung gỗ, hệ mái, hệ thống chiếu sáng, cảnh quan sân vườn đã được tu bổ theo đúng các nguyên tắc của công tác bảo tồn, tu bổ di tích” - TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết.

Ngôi nhà 2 tầng có kiến trúc tuyệt đẹp

Ngôi nhà 2 tầng có kiến trúc tuyệt đẹp

Theo TS. Phan Thanh Hải, hiện các tư liệu viết tay, tư liệu ảnh liên quan đến nội thất công trình Thái Bình Lâu là rất ít, nếu không muốn nói là hầu như không có nguồn thông tin gì. Mới đây, trong khi sưu tầm tài liệu về di tích Huế, trung tâm đã tình cờ phát hiện được một bức ảnh về nội thất Thái Bình Lâu.

Đây là cơ sở rất quan trọng để tái hiện phần nào nội thất Thái Bình Lâu với các vật dụng trang trí trong công trình. Tuy nhiên, qua việc phân tích một cách thận trọng về những hiện vật tại bức ảnh này, chúng tôi nhận thấy đây là bức ảnh được chụp dưới thời Bảo Đại (1926-1945).  

Bây giờ vua Bảo Đại đã sử dụng Thái Bình Lâu như một không gian thờ vọng hoàng đế Khải Định. Có ba hiện vật trong ảnh đã khẳng định điều này là tấm ảnh của vua Khải Định treo chính giữa vách gỗ; chiếc bài vị đặt trên nóc tủ ngay dưới bức ảnh và bộ lư xông trầm bằng đồng đặt ngay phía trước toàn bộ không gian.

Tấm ảnh tư liệu hiếm hoi về nội thất của Thái Bình Lâu - nhưng lúc này đã bị sai chức năng

Tấm ảnh tư liệu hiếm hoi về nội thất của Thái Bình Lâu - nhưng lúc này đã bị sai chức năng
Tấm ảnh tư liệu hiếm hoi về nội thất của Thái Bình Lâu - nhưng lúc này đã bị sai chức năng

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức phục chế lại nhằm tái hiện chức năng là nơi đọc sách, làm thơ, hóng cảnh của vua Nguyễn

Do vậy, căn cứ vào công năng chính của công trình, Trung tâm đã tổ chức phục chế, làm các phiên bản và đưa một số hiện vật nhằm tái hiện một phần của nội thất Thái Bình Lâu trong tư cách là nơi đọc sách, làm thơ và hóng cảnh của một vị hoàng đế.

Phần trưng bày này sẽ còn tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh trong thời gian sắp tới để có thể giới thiệu với du khách về một công trình đặc biệt, giàu tính nhân văn trong khu vực Hoàng Cung vàng son một thuở.

Video khám phá nội thất Thái Bình Lâu và những nơi vua ngắm cảnh từ đây:


Chùm ảnh về Thái Bình Lâu, công trình kiến trúc độc đáo với chức năng là nơi giải trí cho vua Nguyễn xưa:

Nội thất của tầng dưới

Nội thất của tầng dưới
Sập và bàn để nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách

Sập và bàn để nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách
Tủ để những ảnh của các vua, hoàng hậu xưa

Tủ để những ảnh của các vua, hoàng hậu xưa
Tranh gương được phục chế lại

Tranh gương được phục chế lại
Cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2

Cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2
Hành lang tầng 2 thông thoáng

Hành lang tầng 2 thông thoáng
Những mái ngói tuyệt đẹp của Thái Bình Lâu nhìn từ tầng 2

Những mái ngói tuyệt đẹp của Thái Bình Lâu nhìn từ tầng 2

Những mái ngói tuyệt đẹp của Thái Bình Lâu nhìn từ tầng 2
Họa tiết cầu kỳ trên các hệ mái

Họa tiết cầu kỳ trên các hệ mái
Từ các ô có thể nhìn xuống phía dưới

Từ các ô có thể nhìn xuống phía dưới
Hệ thống tòa ngang dãy dọc của Tử Cấm thành

Hệ thống tòa ngang dãy dọc của Tử Cấm thành
Hay nhìn xa về phía nhà hát Duyệt Thị Đường

Hay nhìn xa về phía nhà hát Duyệt Thị Đường
Hệ thống hồ nước và các đình trong Đại Nội

Hệ thống hồ nước và các đình trong Đại Nội
Hệ thống hồ nước và các đình trong Đại Nội

Hay đơn giản là thả hồn theo màu xanh của cây, nước để thư giãn tâm hồn... đều rất tuyệt vời khi đứng trên tầng 2 của Thái Bình Lâu.

 

Đại Dương