Hoàn tất phục hồi nội thất nhà chờ quan văn triều Nguyễn

(Dân trí) – Ngày 17/7, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế và Nhóm GCREP (CHLB Đức) tổ chức Lễ hoàn công công trình Bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất Tả Vu (Đại Nội Huế) – nhà chờ của các quan văn thời vua Nguyễn chuẩn bị nghi thức trước khi vào thiết triều.

Dự án được thực hiện từ tháng 10/2012 với sự tham gia của nhóm chuyên gia bảo tồn GCREP do bà Andrea Teufel – Giám đốc dự án GCREP phụ trách cùng 9 học viên được tuyển chọn từ các SV trường ĐH Nghệ thuật Huế và thợ nê ngõa truyền thống trẻ tại địa phương. Kinh phí cho dự án là hơn 4,37 tỷ đồng, trong đó nguồn tài trợ của Đức là hơn 3,85 tỷ đồng, nguồn đối ứng của TTBTDTCĐ Huế hơn 500 triệu đồng.

Tả Vu nhìn từ bên ngoài
Tả Vu nhìn từ bên ngoài

Đến đầu tháng 7/2013, các họa tiết trang trí trên tường và trần công trình Tả Vu đã được bóc tách, phục chế hoàn chỉnh, đồng thời được gia cố bảo quản để phòng chống những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung.

Bà Andreas Taufel kể về sự khó khăn khi phục hồi nguyên bản nội thất Tả Vu: “Thực tế, chúng tôi đã mất gần 4.000 giờ gian khổ để bóc tách các lớp sơn và lớp vỏ muội than chắc cứng. Kết quả rõ ràng là chỉ còn sót lại một vài mẫu vụn của bức tranh nguyên bản và hầu như trong điều kiện kém. Tuy nhiên, chúng cũng đủ cho chúng tôi xác định và tiếp đó là phục hồi lại thiết kế nguyên bản.

Tả Vu trước khi trùng tu (tháng 10/2012)
Tả Vu trước khi trùng tu (tháng 10/2012)

Ở đây, mỗi mẩu nhỏ của những bức tranh nguyên bản được bảo tồn thích hợp và họa phục hồi. Mặc dù màu sắc nguyên bản của những mẫu vụn này bị thay đổi do nước và hỏa hoạn ở nhiều khu vực nhưng chúng lại hợp nhất vào vẻ ngoài tổng thể và cũng luôn dễ phan biệt để phục hồi”.

Và sau khi trùng tu nguyên bản vào tháng 7/2013
Và sau khi trùng tu nguyên bản vào tháng 7/2013

Dự án này nhằm bảo tồn bền vững một công trình di tích mang giá trị mỹ thuật và những nét đặc trưng cho giai đoạn kiến trúc truyền thống Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây cuối thời Nguyễn; và góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho công tác bảo tồn trùng tu phần trang trí cung điện thời Nguyễn, đặc biệt là những công trình mang phong cách tân cổ điển.

Và sau khi trùng tu nguyên bản vào tháng 7/2013
Bà Andrea Teufel, Giám đốc Dự án GCREP trao bằng chứng nhận cho các học viên phục chế nội thất cung đình Huế

Tả Vu được xây bằng gạch vồ và vôi vữa, mái nhà lợp bằng ngói ống tráng men xanh, các hàng cột hiên, cột nhà đều bằng gỗ với chân táng bằng đá Thanh. Qua nhiều biến động, Tả Vu đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Diện mạo hiện nay của Tả Vu là công trình được cải tạo vào đầu thế kỷ XX, xây bằng gạch vữa và trang trí theo lối truyền thống. Điểm nhấn của mỹ thuật nội thất Tả Vu là tường và trần nhà được trang trí vẽ màu theo phong cách châu Âu với các chủ đề truyền thống cung đình Huế.

Hiện, hội trường Tả Vu được phục chế vẫn còn để trống, nhưng trong thời gian tới, đây sẽ là một điểm đến thú vị cho triển lãm “Báu vật và ấn tượng của Đại Nội” trong Festival Huế 2014 do Dominique Guglieri – một đồng nghiệp của bà Andrea Teufel chuẩn bị.

Những hình ảnh của Tả Vu vừa mới được phục hồi nguyên bản:

Toàn cảnh nội thất đã được phục chế

Toàn cảnh nội thất đã được phục chế
Một mảng tường lớn được sống lại thuở ban đầu

Một mảng tường lớn được "sống" lại thuở ban đầu
Các hoa văn trên tường Tả Vu

Các hoa văn trên tường Tả Vu

Các hoa văn trên tường Tả Vu
Mảng trang trí trên cửa sổ, nối liền lên trần nhà
Mảng trang trí trên cửa sổ, nối liền lên trần nhà
Mảng trang trí trên cửa sổ, nối liền lên trần nhà
Mảng trang trí trên cửa sổ, nối liền lên trần nhà
Cách phục hồi nguyên bản của nhóm chuyên gia Đức (đã từng phục chế thành công Cung An Định tại Huế) đưa di tích trở lại giống như xưa cũ. Màu sắc ta thấy tuy không rực rỡ nhưng đó là màu sắc thật của di tích thời vua Nguyễn cách đây hàng trăm năm

Đại Dương