Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ

(Dân trí) - Đua ghe ngo là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Cuộc đua luôn thu hút hàng ngàn người tham dự vào dịp lễ Ok-om-bok (rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).

Đua ghe ngo là dịp để các đội ghe đến tham gia tranh tài, qua đó nhằm tôn vinh, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phương, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương.

Theo sử liệu, thuở xưa, thời rừng châu thổ sông Mêkông ngút ngàn gỗ quí, nhưng để tìm được một thân cây sao bằng hai người ôm thì không phải là chuyện dễ. Người ta phải tổ chức cho một nhóm người vào rừng để tìm cây thích hợp bất chấp thú dữ. Khi tìm được cây đúng tiêu chuẩn thì người ta phải làm lễ cúng thần giữa rừng để được bình an rồi mới chặt cây. Họ phải dùng sức trâu kéo cây xuống sông, kết thành bè rồi thả theo dòng nước. Cây sao đem về được cưa, đục, đẽo, khoét để tạo thành một chiếc ghe ngo độc đáo.

Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ - 1
Không còn những cây cổ thụ đúng chuẩn, những tấm ván dài được ghép lại thay thế làm nên chiếc ghe ngo.
Không còn những cây cổ thụ "đúng chuẩn", những tấm ván dài được ghép lại thay thế làm nên chiếc ghe ngo.

Thời nay do việc tìm thân cây sao cổ thụ để đóng ghe quá khó khăn, thay vào đó người ta đóng ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 27 đến 33m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m, đầu được uốn cong lên như hình đầu rắn; phía đuôi (sau lái) cũng được uốn cong lên và cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi bơi. Ở giữa ghe có 2 cây gỗ to chắp nối với nhau được gọi là cây cần câu, cây này có tác dụng như đòn bẫy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước.

Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ - 3
Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ - 4
Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ - 5
Công đoạn làm chiếc ghe ngo được các thợ chuyên môn cẩn thận xử lý từng tí một.
Công đoạn làm chiếc ghe ngo được các thợ chuyên môn cẩn thận xử lý từng tí một.

Theo một số người dân chuyên đóng ghe ngo ở ĐBSCL cho biết, trước đây, để có được một chiếc ghe ngo các thợ đóng phải có thời gian ít nhất khoảng 3 - 4 tháng. Nhưng hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp kỹ thuật cho thợ đóng ghe rút ngắn 1/3 thời gian (khoảng 1 tháng).

Phần trang trí cũng lắm công phu về màu sắc và thần thái của chiếc ghe ngo.
Phần trang trí cũng lắm công phu về màu sắc và "thần thái" của chiếc ghe ngo.

Để hoàn thành một chiếc ghe ngo, công đoạn sơn, vẽ sao cho chiếc ghe ngo trông đẹp nhất cũng là cả một quá trình tỷ mỷ của người làm. Tùy theo mỗi chùa hay mỗi địa phương mà chọn vẽ hình, màu gì gì lên chiếc ghe ngo như hình loài thú hay chim,…để thể hiện sự “uy lực” của chiếc ghe ngo cũng như tinh thần thi đấu của đội đua đó.

Một đội ghe ngo tập dượt ở ao làng trước khi ra thi đấu ở sông lớn.
Một đội ghe ngo tập dượt ở "ao làng" trước khi ra thi đấu ở "sông lớn".

Cuộc đua ghe ngo ngày nay có cả nam và nữ cùng tham gia, hầu hết đều là bà con dân tộc Khmer. Cuộc đua thường diễn ra ở những đoạn sông dài, rộng và tùy theo ban tổ chức quy định mà có từng đoạn đua khác nhau từ vài trăm đến cả ngàn mét cho cả đội nam và nữ.

Đua ghe ngo là một hoạt động hấp dẫn của đồng bào Khmer Nam Bộ, thu hút trăm hàng ngàn người tham gia.
Đua ghe ngo là một hoạt động hấp dẫn của đồng bào Khmer Nam Bộ, thu hút trăm hàng ngàn người tham gia.

Mỗi đội thường có từ vài chục người cùng ngồi trên một chiếc ghe ngo và dùng dầm bơi về phía trước. Thông thường cuộc đua sẽ có hai đội nên rất quyết liệt, ăn nhua từng nhịp bơi một. Cuộc đua còn có sự cổ vũ, reo hò của hàng ngàn người ở bên hai bờ sông nên không khí của những trận đua ghe ngo luôn diễn ra rất nhộp nhịp, sôi nổi, đầy kịch tính và hấp dẫn.

Đua ghe ngo của người Khmer Nam bộ - 10
Những trận thi đấu luôn diễn ra trong không khí sôi nổi, đầy kịch tính. Đây là một nét văn hóa độc đáo của người dân Khmer Nam Bộ mỗi khi có lễ, tết hàng năm.
Những trận thi đấu luôn diễn ra trong không khí sôi nổi, đầy kịch tính. Đây là một nét văn hóa độc đáo của người dân Khmer Nam Bộ mỗi khi có lễ, tết hàng năm.

Huỳnh Hải - Tuấn Thanh