Cuộc sống kỳ lạ của những nữ thần trinh nữ

(Dân trí) - Bé gái sau khi được lựa chọn làm nữ thần trinh nữ sẽ phải rời xa gia đình, vào sống trong đền, không được ra khỏi phòng riêng quá 13 lần/năm bởi giờ đây, cô bé đã là một nữ thần linh thiêng.

Nữ thần Kumaris trong tiếng Nepal có nghĩa là trinh nữ.
 
Các nữ thần đại diện cho thế giới tâm linh siêu thực, nhưng ở Nepal, nữ thần lại là những cô bé hoàn toàn có thực. Được lựa chọn ngay từ khi mới ra đời, bé gái được làm nữ thần có tên gọi mới là Kumaris - hiện thân cho nữ thần sức mạnh Kali của đạo Hindu.

Kể từ lúc một cô bé được lựa chọn làm Kumaris và vượt qua 32 bước kiểm tra ngặt nghèo, nữ thần bé nhỏ này sẽ được coi là hiện thân của những điều linh thiêng, huyền bí, vĩnh hằng, được coi là người bảo hộ cho dân chúng tránh khỏi quỷ dữ, ban phát may mắn, điềm lành.

Đối với những cô bé được lựa chọn làm Kumaris, cuộc đời của các em sẽ hoàn toàn thay đổi. Kumaris trong tiếng Nepal có nghĩa là trinh nữ. Bé gái sau khi được lựa chọn sẽ phải rời xa gia đình, vào sống trong đền, tại đây, cô bé sẽ được coi như một nữ thần.

Cô bé sẽ chỉ được phép rời khỏi nơi ở kín đáo mỗi khi diễn ra lễ hội tôn giáo và cần có sự hiện diện của nữ thần để thực hiện các nghi thức tế lễ.

Những nữ thần Kumaris mỗi khi xuất hiện trước dân chúng luôn ngồi trên ngai, kiệu, xe ngựa hoặc được bế. Việc nữ thần chạm chân xuống đất phải tuyệt đối tránh, vì vậy, người ta đồn rằng những cô bé được chọn làm nữ thần Kumaris không được phép tập đi cho tới tận khi đã “hết nhiệm kỳ” nữ thần.

Trong suốt thời gian làm nữ thần, cô bé cũng không được phép tới trường, không tham gia vào các hoạt động xã hội, chỉ được phép xuất hiện tại các lễ hội tôn giáo không quá 13 lần/năm.

Khi nữ thần nhỏ tới tuổi dậy thì và có dấu hiệu đầu tiên của việc đã trở thành thiếu nữ, mọi việc sẽ thay đổi, cô bé sẽ trải qua nghi lễ Gufa kéo dài 12 ngày để hoàn tục. Cuộc đời nữ thần sẽ kết thúc và cô bé quay trở lại với cuộc sống thường nhật mà trước đó cô chưa hề biết tới.

Cuộc sống kỳ lạ của những nữ thần trinh nữ

Nữ thần Kumari - Samita Bajracharya - ngồi chờ trước khi tham gia vào một lễ rước. Thường ngày cô bé sống trong đền, ở những khu vực khép kín, hiếm khi ra ngoài.

Samita ngồi trên ngai trong khi các tín đồ lần lượt tới hành lễ.

Samita ngồi trên ngai trong khi các tín đồ lần lượt tới hành lễ.

Samita ngồi trên ngai dành cho nữ thần Kumari.

Samita ngồi trên ngai dành cho nữ thần Kumari.

Một tín đồ hành lễ trước nữ thần Kumari - Samita Bajracharya.

Một tín đồ hành lễ trước nữ thần Kumari - Samita Bajracharya.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Samita ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Là một nữ thần Kumari, em không được phép xuất hiện bên ngoài phòng ở của mình quá 13 lần/năm.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Trong suốt thời kỳ làm nữ thần, Samita không được tới trường, vì vậy, em phải học một mình với giáo viên.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Trong thời gian con gái là nữ thần, gia đình của Samita vẫn được phép liên lạc với con. Trong ảnh, mẹ của cô bé đến để trang điểm cho con mình trước khi Samita xuất hiện tại một buổi lễ.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Bình thường khi đi đến dự các buổi lễ, mẹ của Samita luôn đồng hành cùng con gái. Bởi Samita không được phép bước đi, bà thường bế con trên tay khi di chuyển.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Samita ngồi chơi với mẹ. Bình thường, mẹ của nữ thần Kumari có thể tới để phục sức cho con gái nhưng cần phải thể hiện sự kính trọng, không được phép suồng sã.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Các bạn bè, họ hàng là nữ giới tới tham dự lễ Gufa của Samita, đây là nghi lễ hoàn tục trước khi Samita trở lại cuộc sống đời thường. Trong suốt 12 ngày của buổi lễ, Samita ở lại trong một căn phòng kín.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Mẹ (phải) và một người chị họ (trái) dắt Samita đi làm lễ thờ thần Mặt trời - một nghi thức trong lễ Gufa. Samita lúc này đang mặc trang phục cô dâu.

Samita ngồi trước các đồ cúng mà các tín đồ dâng lên nữ thần.

Mẹ của Samita (trái) đang tháo tóc cho con gái - một “cựu” nữ thần Kumari. Kể từ đây, Samita có thể trở về với cuộc sống thường nhật như bao cô bé khác, em có thể tới trường, sống với cha mẹ, và đi ra đường thường xuyên.

Mẹ của Samita (trái) tháo tóc cho con gái trước dòng sông Bagmati sau khi cô bé hoàn tất lễ Gufa.

Mẹ của Samita (trái) tháo tóc cho con gái trước dòng sông Bagmati sau khi cô bé hoàn tất lễ Gufa.

Mẹ của Samita (trái) tháo tóc cho con gái trước dòng sông Bagmati sau khi cô bé hoàn tất lễ Gufa.

Nữ thần Kumari - Samita Bajracharya - rửa hình vẽ con mắt thứ ba trên trán. Sau khi hoàn tất lễ Gufa dài 12 ngày, nữ thần Kumari sẽ tới sông để tháo bỏ các trang sức và rửa con mắt thứ ba. Khi xong tất cả các việc này, cô gái không còn là hiện thân của nữ thần Kumari nữa.

Sau khi mọi nghi lễ hoàn tất, Samita được quay trở về với gia đình có cha mẹ và anh trai.

Sau khi mọi nghi lễ hoàn tất, Samita được quay trở về với gia đình có cha mẹ và anh trai.

Samita đang chơi đàn trong phòng riêng.

Sau khi cuộc sống của một nữ thần kết thúc, Samita có thể kết bạn với những bạn bè đồng trang lứa khác.

Sau khi mọi nghi lễ hoàn tất, Samita được quay trở về với gia đình có cha mẹ và anh trai.

Samita cùng gia đình đến thăm thủ đô Kahmandu của Nepal. Cô bé không thể đi lại một cách bình thường bởi sau nhiều năm làm nữ thần Kumari, luôn ngồi trên ngai, kiệu, em hầu như không bao giờ được tự mình bước đi. Samita đã mất vài tháng để có thể giao tiếp và gặp gỡ mọi người mà không cảm thấy lúng túng. Giờ đây, em đang học cách hòa nhập vào cuộc sống bình thường.

Samita đang chơi đàn trong phòng riêng.

Samita đang chơi đàn trong phòng riêng.

Samita đang chơi đàn trong phòng riêng.

Samita đến trường học cùng với các bạn.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail