Chuyện “nhìn mặt, bắt hình dong” trong điện ảnh

(Dân trí) - Bạn có bao giờ nhận thấy rằng các nhân vật phản diện trong phim thường có gương mặt nhọn, trong khi những nhân vật đáng mến lại thường có khuôn mặt tròn?

Phim hoạt hình nói riêng và phim điện ảnh nói chung thường sử dụng tư duy này để người xem cảm mến nhân vật chính diện và mất thiện cảm với nhân vật phản diện ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Những ví dụ điển hình cho kết luận này có thể kể tới nhân vật phản diện Darth Vader trong loạt phim “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao) hay tiên hắc ám Maleficent trong phim hoạt hình “Sleeping Beauty” (Người đẹp ngủ trong rừng - 1959), đó là hai nhân vật phản diện có gương mặt sắc nhọn, góc cạnh, được tạo nên từ những hình tam giác.

Trong khi đó, những nhân vật đáng yêu, chẳng hạn như bác gấu Baloo trong “The Jungle Book” (Cậu bé rừng xanh - 1967) lại được tạo nên từ những hình tròn.

Nhân vật phản diện thường có các nét sắc nhọn; nhân vật chính diện, đáng mến thường có các nét tròn. Cậu bé Russell đáng yêu (trái) trong bộ phim hoạt hình “Up” (Vút bay - 2009) có các nét tròn; nhân vật Ralph (giữa) trong “Wreck it Ralph” (Ralph đập phá - 2012) có cá tính mạnh mẽ, kiên cường đặc trưng với các nét vuông vức; nhân vật Yubaba (phải) trong “Spirited Away” (Vùng đất linh hồn - 2001) là phù thủy với nhiều nét nhọn.
Nhân vật phản diện thường có các nét sắc nhọn; nhân vật chính diện, đáng mến thường có các nét tròn. Cậu bé Russell đáng yêu (trái) trong bộ phim hoạt hình “Up” (Vút bay - 2009) có các nét tròn; nhân vật Ralph (giữa) trong “Wreck it Ralph” (Ralph đập phá - 2012) có cá tính mạnh mẽ, kiên cường đặc trưng với các nét vuông vức; nhân vật Yubaba (phải) trong “Spirited Away” (Vùng đất linh hồn - 2001) là phù thủy với nhiều nét nhọn.

Các nhân vật phản diện trên màn ảnh thường được tạo hình với những nét sắc nhọn, những nét này từ trong tiềm thức, con người đã nhìn nhận như thể một sự đe dọa. Ngược lại, những nhân vật chính diện, dễ mến thường có những nét tròn mềm mại với mặt tròn, người tròn.

Nhân vật đáng yêu nhất và quen thuộc nhất trong thế giới hoạt hình vốn được khắc họa với chỉ 3 hình tròn, đó chính là nhân vật chuột Mickey. Đối với các nhân vật phản diện, khi phân tích ra, chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều hình tam giác trong cách tạo hình.

Trong bộ phim hoạt hình “Inside Out” (Những mảnh ghép cảm xúc - 2015), nhận vật Joy tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc được khắc họa với một gương mặt tròn khiến người xem ngay lập tức thấy nhân vật này đáng yêu.
Trong bộ phim hoạt hình “Inside Out” (Những mảnh ghép cảm xúc - 2015), nhận vật Joy tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc được khắc họa với một gương mặt tròn khiến người xem ngay lập tức thấy nhân vật này đáng yêu.

Nhân vật Fear tượng trưng cho nỗi sợ hãi trong “Inside Out”. Dù đây không phải một nhân vật phản diện độc ác, nhưng nhân vật này tượng trưng cho những xúc cảm tiêu cực và để có thể khắc họa ngay nét tiêu cực ở nhân vật này đối với thị giác người xem, nhà làm phim đã khắc họa Fear với những nét nhọn trên gương mặt.
Nhân vật Fear tượng trưng cho nỗi sợ hãi trong “Inside Out”. Dù đây không phải một nhân vật phản diện độc ác, nhưng nhân vật này tượng trưng cho những xúc cảm tiêu cực và để có thể khắc họa ngay nét tiêu cực ở nhân vật này đối với thị giác người xem, nhà làm phim đã khắc họa Fear với những nét nhọn trên gương mặt.

Trong bộ phim hoạt hình “Ratatouille” (Chuột đầu bếp - 2007), nhân vật Anton Ego, một chuyên gia phê bình ẩm thực, là một người đàn ông nhỏ nhen và hay cáu giận, vì vậy, gương mặt của nhân vật này cũng khá dài và nhọn.
Trong bộ phim hoạt hình “Ratatouille” (Chuột đầu bếp - 2007), nhân vật Anton Ego, một chuyên gia phê bình ẩm thực, là một người đàn ông nhỏ nhen và hay cáu giận, vì vậy, gương mặt của nhân vật này cũng khá dài và nhọn.

Trong “Ratatouille”, có một cảnh nhân vật Anton Ego sau khi nếm thử một món ăn bỗng nhiên như được trở về tuổi thơ khi còn là một cậu bé (ảnh). Hình ảnh cậu bé với các nét tròn đã cho người xem thấy rằng Anton Ego cũng từng là cậu bé đáng yêu, tốt tính, nhưng quá trình trưởng thành đã khiến nhân vật này trở nên xấu tính.
Trong “Ratatouille”, có một cảnh nhân vật Anton Ego sau khi nếm thử một món ăn bỗng nhiên như được trở về tuổi thơ khi còn là một cậu bé (ảnh). Hình ảnh cậu bé với các nét tròn đã cho người xem thấy rằng Anton Ego cũng từng là cậu bé đáng yêu, tốt tính, nhưng quá trình trưởng thành đã khiến nhân vật này trở nên xấu tính.

Trong loạt phim “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao), nhân vật Darth Vader đội chiếc mũ có hình tam giác ở phía trước, ngay lập tức đưa lại ấn tượng rằng nhân vật này rất nguy hiểm.
Trong loạt phim “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao), nhân vật Darth Vader đội chiếc mũ có hình tam giác ở phía trước, ngay lập tức đưa lại ấn tượng rằng nhân vật này rất nguy hiểm.

Trong bộ phim hài “Spaceballs” (Đại chiến thiên hà - 1987) lấy cảm hứng từ loạt phim “Star Wars”, nhân vật Lord Dark đội chiếc mũ với hình tam giác được thay bằng hình tròn, đưa lại cảm nhận tích cực hơn về nhân vật này.
Trong bộ phim hài “Spaceballs” (Đại chiến thiên hà - 1987) lấy cảm hứng từ loạt phim “Star Wars”, nhân vật Lord Dark đội chiếc mũ với hình tam giác được thay bằng hình tròn, đưa lại cảm nhận tích cực hơn về nhân vật này.

Một trong những nhân vật “sắc nhọn” nhất phải kể đến tiên hắc ám Maleficent trong “Sleeping Beauty” (Người đẹp ngủ trong rừng - 1959). Có thể thấy ngay rằng các đường nét gương mặt và ngay cả trang phục của nhân vật này đều chứa đựng những nét sắc nhọn.
Một trong những nhân vật “sắc nhọn” nhất phải kể đến tiên hắc ám Maleficent trong “Sleeping Beauty” (Người đẹp ngủ trong rừng - 1959). Có thể thấy ngay rằng các đường nét gương mặt và ngay cả trang phục của nhân vật này đều chứa đựng những nét sắc nhọn.

Trong phiên bản hoạt hình “live-action” - “Maleficent” (Tiên hắc ám - 2014), nhân vật tiên hắc ám với diễn xuất của Angelina Jolie vẫn được tạo hình với xương gò má nhô cao, nhọn, xương hàm góc cạnh và đường chân mày sắc lẹm.
Trong phiên bản hoạt hình “live-action” - “Maleficent” (Tiên hắc ám - 2014), nhân vật tiên hắc ám với diễn xuất của Angelina Jolie vẫn được tạo hình với xương gò má nhô cao, nhọn, xương hàm góc cạnh và đường chân mày sắc lẹm.

Chúng ta thường coi hình vuông tượng trưng cho sự cứng cỏi, kiên cường nhưng cũng đồng nghĩa với sự ương ngạnh. Trong “Inside Out”, nhân vật Anger tượng trưng cho sự giận dữ, nóng nảy, cáu bẳn được khắc họa với một thân người thấp và một gương mặt vuông. Nhân vật Anger rất dễ nổi cáu mỗi khi mọi việc diễn ra không theo cách mong muốn.
Chúng ta thường coi hình vuông tượng trưng cho sự cứng cỏi, kiên cường nhưng cũng đồng nghĩa với sự ương ngạnh. Trong “Inside Out”, nhân vật Anger tượng trưng cho sự giận dữ, nóng nảy, cáu bẳn được khắc họa với một thân người thấp và một gương mặt vuông. Nhân vật Anger rất dễ nổi cáu mỗi khi mọi việc diễn ra không theo cách mong muốn.

Một ví dụ khác của gương mặt vuông là nhân vật ông cụ Carl Fredricksen (phải) trong bộ phim “Up” (Vút bay). Nhân vật Carl là một ông cụ khá… ương gàn và người xem có thể nhanh chóng nhận ra điều này từ gương mặt vuông góc cạnh của ông. Ngược lại, cậu bé Russell (trái) có tính cách vui vẻ, đáng yêu được khắc họa với những nét tròn mềm mại.
Một ví dụ khác của gương mặt vuông là nhân vật ông cụ Carl Fredricksen (phải) trong bộ phim “Up” (Vút bay). Nhân vật Carl là một ông cụ khá… ương gàn và người xem có thể nhanh chóng nhận ra điều này từ gương mặt vuông góc cạnh của ông. Ngược lại, cậu bé Russell (trái) có tính cách vui vẻ, đáng yêu được khắc họa với những nét tròn mềm mại.

Hơn thế, các nhà làm phim không chỉ sử dụng yếu tố hình học trong quá trình tạo hình nhân vật, họ còn sử dụng trong việc kể chuyện phim. Đó là nghệ thuật khung hình lồng trong khung hình.

Khi nhân vật xuất hiện trong một khung hình vuông hoặc hình chữ nhật, điều đó ám chỉ rằng nhân vật đang bị mắc kẹt trong một tình huống bế tắc. Nếu một khung hình tròn xuất hiện, điều này thường ám chỉ một góc nhìn theo dõi, giám sát.

Đặc biệt, khi những sọc ngang, sọc dọc xuất hiện, đó là khi nhân vật đang bị bó buộc trong một nhà tù giả tưởng, một sự mắc kẹt, sa lầy… Những sọc ngang, sọc dọc này thường được các nhà làm phim sử dụng thông qua hình ảnh chiếc mành cửa hay chấn song cửa sổ.

Chuyện “nhìn mặt, bắt hình dong” trong điện ảnh - 12

Như trong phim “American Beauty” (Vẻ đẹp Mỹ - 1999), có một cảnh khi những dãy số ngang dọc chạy trên màn hình máy tính tựa như những chấn song sắt, gương mặt nhân vật nam chính phản chiếu trên màn hình máy tính đó. Cảnh phim này báo hiệu cho cơn khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên của nhân vật.

Các nhà làm phim thường tinh ý đưa thêm yếu tố hình học vào các khuôn hình. Khi xuất hiện khung hình vuông hoặc chữ nhật lồng trong khuôn hình, điều đó thường ám chỉ rằng nhân vật đang mắc kẹt trong một tình huống bế tắc. Trong ảnh là một cảnh phim của “Fargo” (1996).
Các nhà làm phim thường tinh ý đưa thêm yếu tố hình học vào các khuôn hình. Khi xuất hiện khung hình vuông hoặc chữ nhật lồng trong khuôn hình, điều đó thường ám chỉ rằng nhân vật đang mắc kẹt trong một tình huống bế tắc. Trong ảnh là một cảnh phim của “Fargo” (1996).

Nếu trong khuôn hình xuất hiện hình tròn, điều đó biểu trưng cho một góc nhìn theo dõi, giám sát, chẳng hạn như cảnh phim này xuất hiện trong “Space Odyssey” (Chuyến du hành không gian - 1968).
Nếu trong khuôn hình xuất hiện hình tròn, điều đó biểu trưng cho một góc nhìn theo dõi, giám sát, chẳng hạn như cảnh phim này xuất hiện trong “Space Odyssey” (Chuyến du hành không gian - 1968).

Khi những sọc ngang, sọc dọc xuất hiện trong khuôn hình, chắn cảnh, điều đó cho thấy nhân vật đang bị mắc kẹt trong cuộc sống của chính mình, trong ảnh là một cảnh phim “Catch Me If You Can” (Hãy bắt tôi nếu có thể - 2002).
Khi những sọc ngang, sọc dọc xuất hiện trong khuôn hình, chắn cảnh, điều đó cho thấy nhân vật đang bị mắc kẹt trong cuộc sống của chính mình, trong ảnh là một cảnh phim “Catch Me If You Can” (Hãy bắt tôi nếu có thể - 2002).

Chuyện “nhìn mặt, bắt hình dong” trong điện ảnh

Bích Ngọc
Theo Daily Mail