Chuyện kể của những sự lựa chọn cuối cùng

(Dân trí)- Những người Syria trong cuộc chạy tị nạn, họ chỉ kịp mang theo một vài vật dụng. Giữa lằn ranh sự sống- cái chết, giữa đói khát, cơ cực, vật dụng mà họ thường chọn mang theo lại là cuốn kinh Cô-ran, là chiếc đàn luýt... và những vật không ngờ khác.

Hơn một triệu người Syria đã phải rời bỏ đất nước để thoát khỏi bóng đen của cuộc nội chiến. Họ sang những nước lân cận như Jordan, Li-băng, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq để tị nạn.
 
Vì lo lắng bị phát hiện trong quá trình rời khỏi quê nhà, những người Syria khi ra đi chỉ dám mang theo rất ít đồ đạc. Tất cả những gì họ mang nhiều khi chỉ được gói gọn trong một chiếc túi xách.
 
Nếu chỉ được chọn một thứ để mang theo…
 

Iman, người phụ nữ 25 tuổi cùng con trai Ahmed và con gái Aishia tại trại tị nạn Nizip ở Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mang theo cuốn sách linh thiêng cả những người theo đạo Hồi – kinh Cô-ran với niềm tin nó sẽ bảo vệ cho gia đình nhỏ của cô.

Trên đường cùng Iman rời khỏi thành phố Aleppo, 5 người họ hàng của cô đã qua đời, sự việc đó càng khiến Iman tin rằng chính cuốn kinh Cô-ran đã bảo vệ cho cô.

Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.


Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.

Omar đã rời khỏi thủ đô Damascus vào đêm mà hàng xóm cạnh nhà anh bị giết hại. Ra đi nhanh chóng, anh chỉ biết mình cần mang theo cây đàn làm bạn tâm tình. Mỗi khi chơi đàn, Omar lại cảm thấy nhớ nhà nhưng đồng thời anh cũng cảm thấy dịu lòng và vơi đi những nỗi muộn sầu đang hiện hữu.

Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.


Bé May, 8 tuổi, đang khoe những chiếc vòng tay. Đối với cô bé, đó là vật tùy thân quý giá nhất hiện nay. Món đồ chơi từng được cô bé yêu quý nhất là em búp bê mà May gọi là Nancy đã bị bố mẹ em bỏ lại quê nhà.

Kể từ khi tới trại tị nạn Domiz, bé May luôn gặp phải những cơn ác mộng. Gia đình em đã phải đi bộ vượt qua biên giới, đôi khi họ bắt được xe ô tô nhưng sau một chuyến hành trình dài gian khổ, giá lạnh, May luôn bị ám ảnh.

Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.


Dù không biết liệu căn nhà ở Syria có còn nguyên vẹn không nhưng anh Abdul hy vọng khi quay trở về thành phố Damascus từ trại tị nạn Li-băng, cả gia đình 6 người của Abdul sẽ được dùng những chiếc chìa khóa này để mở các cánh cửa trong nhà.

Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.


Bà cụ Salma đã không còn nhớ rõ tuổi của mình, bà chỉ biết ít nhất bà cũng phải 90 tuổi rồi. Bà Salma tới Domiz cùng gia đình của 3 cậu con trai. Khi đi bà chỉ mang theo chiếc nhẫn mà mẹ bà từng tặng cho con gái.

Mẹ của bà khi xưa dặn rằng hãy luôn đeo chiếc nhẫn để nhớ về mẹ, vì vậy, bà Salma muốn chiếc nhẫn luôn ở bên mình. “Nó không giá trị đâu, chẳng phải bằng bạc hay vàng, chỉ là một chiếc nhẫn cũ nhưng đó là tất cả những gì tôi có lúc này.”

Anh Omar, 37 tuổi và chiếc đàn luýt cần dài ở trại tị nạn Domiz, Iraq.


Leila và chiếc quần jean yêu thích nhất mà em chỉ dám mặc khi đi dự đám cưới. Yusuf và chiếc điện thoại di động mà em thường dùng để gọi điện về cho cha hiện vẫn đang ở lại Syria. Yusuf đã cùng mẹ tới tị nạn ở Lebanon, mỗi khi nhớ bố, em lại xem những bức hình được lưu trong điện thoại.

Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.


Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.

Sống gắn chặt với chiếc xe lăn và đã mù cả hai mắt, Alia 24 tuổi nói rằng trước đây, cô đã phải chứng kiến những sự việc kinh hoàng tại Syria và cảm thấy ghê sợ mỗi khi nhớ về quá khứ.

“Từng có những người lính tới nhà chúng tôi và vô cớ giết chết đàn vật nuôi. Họ bắn giết nhau và có nhiều xác lính trước cửa nhà. Ngoài chiếc xe lăn là vật thiết thân, Alia không mang theo gì, giờ đây chiếc xe lăn được cô coi như một phần thân thể.

Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.


Waleed, một bác sĩ 37 tuổi, hiện đang làm việc cho một phòng khám nhỏ tại trại tị nạn Domiz ở Iraq. Vật quý giá nhất mà ông mang theo bên mình là tấm ảnh của người vợ.

Họ đã cùng nhau tới Syria chỉ 20 ngày sau khi cô sinh con. “Bức ảnh này có ý nghĩa quan trọng bởi cô ấy đã tặng tôi trong thời kỳ chúng tôi hẹn hò. Nó luôn mang đến cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào và khiến tôi nhớ về một quãng thời gian hạnh phúc ở Syria.”

Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.


Tamara, 20 tuổi, ở trại tị nạn Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ. Cô đang cầm trong tay những tấm bằng tốt nghiệp của mình, đó là thứ quan trọng nhất mà Tamara mang theo khi rời khỏi Syria.

Sau khi ngôi nhà của gia đình Tamara bị phá hủy một phần, cả nhà đã quyết định vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tị nạn. “Khi chúng tôi rời khỏi nhà, đạn đang bắn tứ phía như mưa. Chúng tôi núp từ nhà này qua nhà khác để tránh những viên đạn lạc.”

Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.


Ông Ahmed, 70 tuổi (trái) nắm trong tay cây gậy bất ly thân. Nó đã giúp ông băng qua biên giới Iraq để tới trại tị nạn Domiz. Mohamed, 43 tuổi (phải) vốn là một thầy tế, khi ra đi ông nhất định cầm theo cuốn kinh Cô-ran.

Alia, 24 tuổi coi chiếc xe lăn là vật sở hữu lớn nhất và quan trọng nhất cần mang theo.


Ông Ayman 82 tuổi và vợ, bà Yasmine, 67 tuổi. Khi ra đi, ông bà không mang theo thứ gì quý giá và đối với ông thứ quan trọng nhất trong cuộc đời mà dù đi tới đâu ông cũng phải mang theo đó chính là bà. Con trai họ đã chết tại thành phố Aleppo.

“Bà ấy là người phụ nữ tốt nhất trong cuộc đời tôi”, ông Ayman nói về vợ, “cưới bà ấy là quyết định đúng đắn nhất trong đời”. Hiện họ đang ở trại tị nạn Nizip tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ông bà đã ra đi sau khi hàng xóm và con trai họ bị giết hại.

Vừa khóc, ông Ayman vừa kể lại những gì ông chứng kiến ở quê nhà, những nông trại bị tấn công, nhà cửa bị cướp bóc và đốt cháy. “Không thể tin nổi đó là những điều mà con người có thể làm với nhau.”

 
Pi Uy
Theo DailyMail