Bác sĩ giải đáp thắc mắc về “Dinh dưỡng trong phòng và điều trị ung thư”

Nhathuoc365.vn phối hợp cùng Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Hoàng Đình Chân, Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện K - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, tổ chức buổi Livestream tư vấn trực tuyến “Dinh dưỡng trong phòng và điều trị ung thư”.

Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người nhất là trong phòng và điều trị ung thư. Mặc dù buổi tư vấn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã thu hút rất nhiều người quan tâm, đặt câu hỏi trong và sau chương trình.

Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Hoàng Đình Chân, Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện K - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt giải đáp thắc mắc
Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Hoàng Đình Chân, Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện K - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt giải đáp thắc mắc

Dưới đây là một số các câu hỏi về chế độ dinh dưỡng trong và điều trị ung thư được gửi tới chương trình:

Bác sĩ cho hỏi, em tôi bị ung thư gan, nên ăn gì để tốt nhất cho tình trạng sức khỏe hiện nay? Mong bác sĩ chỉ giúp. (Xiêm Bùi, 35 tuổi, Quảng Bình)

Nhìn chung, người ung thư gan cần rất nhiều chế độ ăn nhiều thực phẩm có chất oxy hóa, bổ sung hợp lý protein, nên ăn thịt trắng như gà, cá, hạn chế thịt đỏ, tránh thực phẩm có quá nhiều chất béo; rượu bia và chất kích thích không nên dùng.

Bác cháu bị ung thư. Khi biết tin thì gia đình, con cháu lập tức cho bác một chế độ ăn riêng. Mâm cơm bao gồm nhiều thịt cá, ít cơm, rau chỉ luộc không xào nên bác khó ăn, buồn nôn. Bác sĩ cho gia đình cháu lời khuyên về chế độ ăn với ạ? (Hoài Thương, 25 tuổi, Nam Định)

Với những người ung thư thì nên đảm bảo chế độ ăn giàu Calo, cần đa dạng hóa thức ăn. Bắt bệnh nhân kiêng chất xơ nhiều quá, hay kiêng hẳn chất béo,hoặc chỉ ăn đường hay tinh bột cũng rất vô lý và không tốt. Nên ăn các thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng cần cắt giảm (không ăn đồ xông khói, chứa nhiều lipid hoặc cholesterol xấu).

Bệnh nhân ung thư không ăn được bởi vì bệnh ung thư sinh ra chất men khiến họ chán ăn chứ không phải không có nhu cầu, điều này gây nhiều hệ lụy khiến sức khỏe đi xuống. Để bệnh nhân ăn ngon miệng hơn thì cần thay đổi cách chế biến, đa dạng nguồn thức ăn nhất là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Chào bác sĩ, người nhà em bị ung thư vú thì không được ăn các sản phẩm từ đậu nành phải không ạ? Em thấy rất nhiều người nói như vậy?(Vũ Thu Huyền, 30 tuổi, Hà Nội)

Về chế độ ăn uống đối với người ung thư vú thì nên kiêng các thực phẩm quá nhiều chất béo, nên tập chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo ATTP. Tất nhiên, ăn nhiều các sản phẩm đậu nành cũng không tốt

Bác sĩ cho em hỏi ăn ít chất béo có giảm nguy cơ ung thư hay không?(Nguyễn Gia Tuệ, 23 tuổi, Thanh Hóa)
Bác sĩ cho em hỏi ăn ít chất béo có giảm nguy cơ ung thư hay không?(Nguyễn Gia Tuệ, 23 tuổi, Thanh Hóa)

Khoa học chứng minh chế độ ăn nhiều chất béo giàu Calo nhưng rất khó để đưa ra kết luận ăn ở mức nào sẽ dẫn đến mắc ung thư hay bệnh tim do dư thừa chất béo. Ở người béo phì thì ăn ít chất béo sẽ giảm nguy cơ ung thư. Ví dụ: Ung thư đại tràng thì ăn giảm chất béo, tăng cường thực phẩm chứa chất xơ rất có tác dụng.

Thưa bác sĩ, uống rượu có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không?(Minh Vị, 28 tuổi, Tuyên Quang)

Ở một mức độ nào đó thì uống rượu nồng độ thấp sẽ kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, ruột, dẫn đến các nguy cơ ung thư về đường tiêu hóa. Vì thế bạn nên hạn chế, giảm rượu ở mức thấp nhất, không quá 28,35g rượu/đợt.

Chào bác sĩ, sử dụng các thực phẩm chức năng có tác dụng chống oxy hóa có an toàn hay không?(Bác Thận, 52 tuổi. Hà Nội)

Hiện nay, quan niệm về thực phẩm chức năng chưa rõ ràng, tuy nhiên nếu như thành phần tạo nên sản phẩm đó tốt, có công dụng thực sự chống oxy hóa, sản phẩm rõ ràng nguồn gốc xuất xứ… thì sử dụng lại rất tốt cho sức khỏe, ngăn chặn tác nhân khác gây ung thư.

Cháu đọc 1 bài báo nói rằng có một số người cho rằng có thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách bỏ đói chúng một cách tự nhiên (không tiêu thụ thức ăn để cơ thể không có chất dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư nữa). Do đó, một số người đã nhin ăn theo từng đợt, có đợt dài lên tới 36 ngày (trong thời gian đó người bệnh chỉ uống nước chứ không ăn). Biện pháp đó có nên đươc sử dụng không ạ?(Kim Di, 26 tuổi, TP HCM)

Quá trình ung thư phát triển là quá trình tạo mạch máu nuôi phôi, quá trình này không phụ thuộc nhiều vào chế độ người bệnh ăn. Trong quá trình phát triển mạch máu thì có một số loại thuốc sẽ kìm chế quá trình này. Nhịn ăn là quan niệm sai lầm, khi tế bào này chưa chết thì chúng ta đã chết vì suy dinh dưỡng.

Còn rất nhiều các câu hỏi khác mà người xem đã gửi tới chương trình. Để tìm hiểu thêm và được tư vấn về chế độ “Dinh dưỡng trong phòng và điều bệnh ung thư”, cũng như các bệnh khác bạn đọc có thể truy cập vào trang Nhathuoc365.vn hoặc gọi Hotline miễn phí 18008155. Nhathuoc365.vn với đội ngũ bác sĩ và dược sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Dòng sự kiện: Dự phòng ung thư