Vì sao dịch bệnh luôn tấn công trẻ em?

Cục Y tế Dự phòng công bố, số mắc bệnh TCM trong bốn tháng đầu năm 2012 tăng 7,1 lần so với năm 2011, số mắc mới hằng tuần lên đến 2.800 trường hợp, tương đương mức cao điểm của năm 2011, điều này cho thấy dịch TCM vẫn đang diễn tiến phức tạp.

Dịch tay chân miệng (TCM) ở trẻ đang diễn tiến khó lường khiến nhiều bậc cha mẹ mất ăn mất ngủ, đáng ngại hơn khi trường học lại là một trong những nguồn có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến tay chân miệng thành dịch và các bậc phụ huynh nên làm gì để giúp con tránh xa được dịch bệnh đang lan tràn này?

Tại sao tay chân miệng thành dịch?

Cục Y tế Dự phòng công bố, số mắc bệnh TCM trong bốn tháng đầu năm 2012 tăng 7,1 lần so với năm 2011, số mắc mới hằng tuần lên đến 2.800 trường hợp, tương đương mức cao điểm của năm 2011, điều này cho thấy dịch TCM vẫn đang diễn tiến phức tạp.

Nguyên nhân khách quan khiến TCM lan nhanh và bùng phát trong nhóm trẻ dưới 10 tuổi là do đa số cha mẹ thường lầm tưởng các triệu chứng ban đầu của bệnh TCM như sốt, ho, đau họng, biếng ăn... với cảm cúm thông thường hoặc khi con xuất hiện những vết loét ở miệng, lưỡi, lợi thì nghĩ rằng đó là bệnh viêm loét miệng phổ biến ở trẻ, vì vậy cha mẹ đã không có phương pháp điều trị đúng và kịp thời khiến bệnh càng trở nặng và thậm chí gây tử vong cho trẻ. Nghiêm trọng hơn, việc chăm sóc những mụn bóng nước ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân trẻ nhiễm bệnh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ngày càng lây lan nhanh trong cộng đồng vả trở thành dịch.
 
Tăng đề kháng để giúp trẻ lướt bệnh và phát triển toàn diện.
Tăng đề kháng để giúp trẻ lướt bệnh và phát triển toàn diện.

Ngoài những yếu tố khách quan từ bên ngoài thì nhân tố chủ quan mà cụ thể là sức đề kháng của trẻ vẫn chưa được đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng cũng là vấn đề cần các bậc phụ huynh lưu ý. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể mất đi hàng rào phòng vệ nên chỉ cần những tiếp xúc thoáng qua thôi với nguồn bệnh từ những bạn cùng lớp là trẻ đã bị nhiễm bệnh dễ dàng.

Phòng dịch hơn diệt dịch!

Nhận thức rõ vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cũng như tiếp sức cho cơ thể chống lại dịch TCM đang hoành hành, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương (Bộ Y tế) đã khuyến cáo phụ huynh cần chú trọng giữ gìn vệ sinh cho trẻ kỹ hơn và cần bổ sung vitamin C mỗi ngày để củng cố sức đề kháng, giúp trẻ chống lại mọi nguy cơ bệnh tật.

Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam bưởi và các loại thực phẩm khác như bông cải xanh, rau cải, cà chua, khoai tây…. Tuy nhiên, lượng vitamin C này không ổn định và dễ bị mất đi trong quá trình bảo quản và chế biến. Cụ thể, nếu thái nhỏ rau thì vitamin C sẽ hao hụt 14%. Trong quá trình chế biến, nếu cho rau vào nồi nước lạnh rồi mới luộc sẽ hao 42%, trong khi nếu nước sôi mới cho rau vào luộc sẽ chỉ hao 15%; trong quá trình luộc, nếu bạn mở vung sẽ hao 32%, còn đậy kín vung thì chỉ mất 15%; Sau khi chế biến (như xào, nấu), lượng vitamin C cũng bị hao theo thời gian. Chẳng hạn, rau xào để sau 1 giờ hao 45%, sau 2 giờ hao 57%, sau 3 giờ hao 67%. Vì vậy, bên cạnh nguồn thực phẩm hàng ngày, các mẹ cần kết hợp bổ sung thêm các chế phẩm sirô vitamin C để đảm bảo cung cấp đủ 75 – 100mg vitamin C theo liều lượng khuyến cáo mỗi ngày. Sản phẩm ở dạng lỏng giúp bé dễ hấp thụ và với hương vị cam thơm ngon sẽ hấp dẫn bé dùng hàng ngày.
 
Dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung vitamin C hằng ngày để tăng đề kháng cho trẻ.
Dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung vitamin C hằng ngày để tăng đề kháng cho trẻ.

Chứng kiến con khoẻ mạnh và tươi tắn mỗi ngày là niềm vui vô giá của cha mẹ. Nếu cha mẹ nào chưa biết cách chăm con khỏe thì hãy hành động ngay nhé. Ngoài việc đọc tài liệu, cập nhật tin tức báo chí để trang bị thêm kiến thức bảo vệ và chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng có thể góp phần cùng với ngành y tế Việt Nam “tận diệt” dịch TCM bằng cách cho con bổ sung vitamin C mỗi ngày để tăng đề kháng và dành hơn 100% yêu thương của mình cho bé yêu nhé.