Testosterone nội sinh với sức khỏe đàn ông

Khi bị suy giảm testosterone, cơ thể nam giới có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như: rối loạn cương dương, tăng các bệnh lý tim mạch, tăng biến chứng của bệnh đái tháo đường, thiếu máu, giảm trí nhớ, dễ gãy xương...

Kích hoạt cơ thể tự tiết testosterone nội sinh giúp nam giới nâng cao sức khỏe một cách toàn diện, tăng ham muốn tình dục, ngăn ngừa các bệnh lý trên.

Trắc nghiệm thiểu năng testosterone

Chúng ta có thể sử dụng bộ câu hỏi mẫu ADAM để phát hiện các triệu chứng của thiểu năng testosterone:

1.   Bạn có giảm ham muốn tình dục không?

2.   Bạn có cảm thấy mình thiếu hăng hái không?

3.   Bạn có giảm cơ lực hoặc sức bền bỉ không?

4.   Bạn có bị teo nhỏ cơ quan sinh dục không?

5.   Bạn có cảm thấy giảm mọi thích thú trong cuộc sống không?

6.   Bạn có hay buồn chán, cáu kỉnh không?

7.   Sự cương cử của bạn có kém mạnh mẽ so với trước kia không?

8.   Khả năng thể thao của bạn có bị giảm sút không?

9.   Sau bữa ăn tối bạn có buồn ngủ không?

10.  Khả năng làm việc của bạn có bị giảm sút không?

Nếu câu trả lời là “Có” cho câu hỏi số 1 hoặc 7, hoặc cho bất cứ ba câu hỏi nào khác, thì có thể bạn có hàm lượng testosterone quá thấp rồi đấy!

Testosterone nội sinh do cơ thể tự tiết ra một cách tự nhiên, an toàn và bền vững cho sức khỏe, trái với các nội tiết thay thế đưa từ bên ngoài vào dưới dạng tiêm, chích, dán... có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn lên sức khỏe con người.

Khi nào đàn ông thiếu testosterone?

Testosterone chủ yếu được tiết ra từ tinh hoàn, còn một lượng nhỏ ở trong các tuyến thượng thận. Lượng testosterone thay đổi trong ngày, cao nhất vào lúc sáng sớm. Bình thường, lượng testosterone là 300-1.200 nanogram/dl.

Một số nguyên nhân khiến lượng testosterone ở nam giới suy giảm, đó là:

- Bệnh đái tháo đường. Đây là một nguyên nhân quan trọng của rối loạn cương cử, có thể do hẹp động mạch thẹn trong, tổn thương thần kinh thực vật hay tổn thương nội mô;

- Ảnh hưởng của tuổi tác. Người lớn tuổi ít quan tâm tới tình dục, xem việc kém hoặc không cương cử cũng không phải là bệnh lý. Nên biết là tình trạng này không phải xảy ra ở cùng một lứa tuổi, có người tuổi ngoài 80 vẫn còn ham muốn và hoạt động tình dục.

- Một số bệnh bẩm sinh, bệnh tự miễn, tác dụng phụ một số thuốc, tai nạn gây chấn thương tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, v.v...

Nguyên tắc làm tăng testosterone nội sinh

Chế độ ăn: Trừ một số trường hợp bệnh lý đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc biệt (đái tháo đường, vữa xơ động mạch…), chế độ ăn giúp làm tăng testosterone nội sinh một cách tự nhiên nên theo một số nguyên tắc như: không ăn quá ít, nên ăn protein động vật, chất béo, trứng, ăn nhiều glucid, hoa cải, su hào... Nên tránh ăn quá nhiều, tránh ăn nhiều thịt, mỡ, chất xơ và tránh uống nhiều rượu... vì sẽ làm nồng độ testosterone bị hạ thấp.

Lối sống phù hợp: Tập thể dục ít nhất 30phút/ngày, tắm đều đặn và ngủ đẫy giấc. Lối sống tích cực giúp cơ thể phục hồi các chức năng sinh lý và tái tạo tốt testosterone.

Eurycoma Longifolia: Gần đây, một loại sâm cho nam giới là Eurycoma Longifolia, được coi là có tác dụng làm chậm quá trình mãn dục, tăng ham muốn tình dục lên và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện, nâng cao chức năng gan, mật, điều hòa đường máu với người đang điều trị bệnh đái tháo đường.

Như vậy, trong bất kỳ tình huống nào, nếu bạn thấy giảm sút ham muốn tình dục, tăng cân mà cố gắng với nhiều biện pháp vẫn không gầy đi được, thì khi đó nên nghĩ tới cách kích hoạt sản xuất testosterone nội sinh một cách tự nhiên, như Eurycoma Longifolia.

H1 - Tác động của cuộc sống hiện đại khiến nam giới dễ bị thiếu hụt testosterone.
H1 - Tác động của cuộc sống hiện đại khiến nam giới dễ bị thiếu hụt testosterone.

Sâm Alipas được chiết xuất từ thảo dược quý Eurycoma Longifolia, giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nam Testosterone nội sinh một cách tự nhiên, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng toàn thân của bệnh mãn dục nam, các triệu chứng của bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2...

Sâm Alipas - Phục hồi sinh lực phái mạnh

Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404, (08) 38 112 777

Website: http://www.alipas.com.vn/

GS-TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam