Nước uống vỉa hè – Đụng đâu cũng thấy bẩn và… bệnh

Trời nắng, tấp vội vào lề đường làm cốc nước mát, bạn có nghĩ rằng mình đang vô tình “bơm vào mình” hàng tá các loại mầm bệnh thậm chí là cả ung thư vào cơ thể mình?

Bụi bẩn - Ổ bệnh khổng lồ

  

Bụi bẩn - Ổ bệnh khổng lồ

 

Theo BS.Trần Văn Ký, Hiệp hội kỹ thuật ATTP Việt Nam cho biết trong bụi đường chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh không những ảnh hưởng đến đường hô hấp mà còn chứa nhiều trứng giun đũa và giun tóc, chúng tồn tại trong những công trình đang thi công, cống rãnh và nhất là bãi rác. Đặc biệt là các khu vực gần bệnh viện, bến xe, cống rãnh.. Bên cạnh đó, trong bụi chứa nhiều loại mầm bệnh có thể gây hại cho đường tiêu hóa bao gồm: bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, giun sán, tả, kiết lỵ.

 

 Tất nhiên, đã là quán nước vỉa hè thì tình trạng bụi bẩn sẽ không thể tránh khỏi. Nếu quan sát, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra ở những quán nước như thế, bụi xâm nhập khắp nơi từ cốc nước, dụng cụ chế biến, ghế ngồi và đặc biệt khách hàng khi uống nước sẽ vô tư hứng bụi.

 
Chế biến dơ bẩn – Rước vi khuẩn “ăn thịt người”


Chế biến dơ bẩn – Rước vi khuẩn “ăn thịt người”

 

Theo khảo sát gần đây nhất của Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm, thức ăn và đặc biệt là nước uống vỉa hè nhiễm bào tử nấm mốc vượt quy định từ 40% đến 41,7% số mẫu; ô nhiễm Coliforms là 11,7% đến 62,7%; ô nhiễm E.coli là 6% đến 34,2%. Vì buôn bán ở vỉa hè, chế biến không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như không đeo găng tay, nhúng ly vào xô nước đã qua sử dụng nhiều lần, khu vực bày bán xung quanh không sạch sẽ, tình trạng ruồi nhặng xuất hiện khá nhiều. Theo nghiên cứu trên một con ruồi mang trong mình đến 7 triệu loại vi khuẩn, gây ra 60 loại bệnh bao gồm bệnh thương hàn, dịch tả, kiết lỵ. Đây được xem là những căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

 

Hơn nữa nếu trong quá trình chế biến nếu không may người bán bị trầy xước, lở loét cộng với tiếp xúc với môi trường nước bẩn sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn “ăn thịt người” AH tấn công, một loại vi khuẩn cực độc lưu hành trong các nguồn nước lợ, nước bẩn. Nếu người tiêu dùng uống phải nước bẩn nhiễm AH thì sau khi qua đường ruột, vi khuẩn AH gây nhiễm trùng cho máu và suy đa phủ tạng, đặc biệt ở người bị suy giảm hệ miễn dịch.

 
Nguồn nước bẩn - Ẩn họa ung thư

Nguồn nước bẩn - Ẩn họa ung thư

 

Theo nguồn nước được sử dụng để chế biến nước uống được phố không thực sự đảm bảo. Có thể đó là nguồn nước bẩn được lấy từ giếng khoan, hứng nước mưa từ mán xối đã rỉ sét, cũng như chưa qua sàn lọc đúng tiêu chuẩn nên sẽ chứa nhiều tạp khuẩn gây hại. Những loại nước này, dư lượng canxi và magie trong nước rất cao. Nếu tích tụ về lâu dài sẽ gây ra nguy cơ về cặn thận, sỏi thận ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

 Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) khuyến cáo: Các loại nước uống vỉa hè thường chế biến từ nguồn nước không được đun sôi hay lọc sạch và để ngoài trời không che chắn cẩn thận, bụi bẩn, vi sinh vật xâm nhập rất nhiều nên rất nguy hiểm. Vi khuẩn chỉ chết khi uống nước đun sôi đến 100 độ nhưng thực tế khi quan sát thì hầu hết các quán nước vỉa hè làm gi có thời gian và điều kiện để nấu nước đun sôi để nguội vì bán trên vỉa hè vừa chật hẹp bẩn thỉu vừa lo bị quản lý thị trường và lực lượng an ninh trật tự dẹp nên bạ nước ở đâu thì có thể lấy bán ở đó.

 
Siêu bẩn dụng cụ chế biến


Siêu bẩn dụng cụ chế biến

 

Vì tiết kiệm và kiếm lợi nhuận, đa phần các chủ quán vỉa hè thường sử dụng lại cốc nước đã qua sử dụng nhưng rửa ly lại xử lý qua loa cho có lệ và mỗi quán như thế cả ngày chỉ có nửa xô nước để rửa ly và đặt ngay trên cống rãnh, có thể giặt ngay cả khăn lau bàn và rửa tay. Ngẫm nghĩ, nếu chẳng may uống nhầm một quán nước như thế thì có nghĩa là bạn đang uống cùng ly với nhiều người, có thể là vài người mà có thể là hàng trăm người cũng nên. Mất vệ sinh là điều bạn sẽ nghĩ trước tiên. Nếu nhìn xa hơn, là các bệnh truyền nhiễm qua đường miệng thường gặp điển hình là căn bệnh viêm gan siêu vi A truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành và nếu không cẩn thận rất có thể bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho viêm gan A lan rộng. 

 

Qua tất cả những nguyên nhân gây bệnh kể trên, thiết nghĩ sự dễ dãi của người tiêu dùng ngày càng trở nên đáng báo động. Điều cần làm lúc này là gì, lời khuyên của bác sĩ đơn giản là không nên chọn uống quán nước vỉa hè. Đặc biệt là những nơi có điều kiện vệ sinh kém, buôn bán gần khu vực bãi rác, chợ ẩm ướt, bến xe, cống rãnh,...nếu không muốn trở thành “khách hàng” thường xuyên ghé thăm bệnh viện. BS.Trần Văn Ký khuyến cáo mùa nóng để tránh nguy cơ bệnh tật “từ miệng” thì nên chọn các loại nước uống đóng chai có nhãn mác và thành phần rõ ràng, có chứng nhận an toàn hợp chuẩn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
 
Thu Hồng